© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 7: Ôn tập (tiếp theo).

Thứ năm - 21/12/2017 23:41
Bài giảng Công nghệ 7: Ôn tập (tiếp theo).
I. MỤC TIÊU:
         1. Kiến thức:
             Củng cố và hệ thống hóa được các nội dung về:
            _ Vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
            _ Kỹ thuật sản xuất, sử dụng thức ăn, chăm sóc quản lý, thu hoạch bảo quản và chế biến thủy sản.
            _ Ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
         2. Kỹ năng:
            Củng cố các kỹ năng vận dụng vào thực tiễn như phương pháp đo nhiệt độ, độ trong, độ pH, nhận biết các loại thức ăn,…
         3. Thái độ:
            Có ý thức vận dụng những kiến thức vào thực tiễn đời sống của gia đình và xã hội.
      II. CHUẨN BỊ:
         1. Giáo viên:
            _ Sơ đồ 18 SGK phóng to.
            _ Các bảng phụ.
         2. Học sinh:
            Xem lại tất cả các bài trong phần thủy sản.
      III. PHƯƠNG PHÁP:
            Trực quan, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
      IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
         1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
         2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
            _ Nêu ý nghĩa của bảo vệ môi trường thủy sản.
            _ Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lý, cần tiến hành các biện pháp nào?
         3. Bài mới:
            a. Giới thiệu bài mới: (2 phút)
               Nội dung phần thủy sản chúng ta nghiên cứu gồm 8 bài, từ bài 49 đến bài 56. Gồm 3 phần kiến thức cơ bản là:
               _ Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
               _ Đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản.
               _ Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản.
            Chúng ta sẽ lần lượt ôn lại kiến thức của từng phần.
            b. Vào bài mới:

     * Hoạt động 1: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
        Yêu cầu: Biết được vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
 
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
7 phút _ Giáo viên hỏi:
+ Nuôi thủy sản có vai trò gì?
 
 
 
 
 
 
 
+ Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì?
 
 
 
 
 
 
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung.
(cho điểm học sinh)
_ Học sinh trả lời:
=> Vai trò:
+ Cung cấp thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu chế biến xuất khẩu và các ngành sản xuất khác.
+ Làm sạch môi trường nước.
=> Nhiệm vụ:
+ Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước.
+ Cung cấp thực phẩm tươi, sạch.
+ Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.
_ Học sinh lắng nghe.
I. Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản:
   1. Vai trò của nuôi thủy sản:
   2. Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản.
     
* Hoạt động 2: Đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản.
  Yêu cầu: Biết được các biện pháp kỹ thuật nuôi thủy sản.
 
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
12 phút _ Giáo viên hỏi:
+ Hãy nêu tóm tắt tính chất lí học của nước nuôi thủy sản.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
+ Nước nuôi thủy sản có những tính chất hóa học nào?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
+ Nước nuôi thủy sản  có những loại sinh vật nào?
 
 
_ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt và hoàn thiện kiến thức ở phần này.
_ Giáo viên hỏi tiếp:
+ Cần phải có những biện pháp nào để nâng cao chất lương vực nước nuôi thủy sản?
_ Giáo viên sửa và hỏi tiếp:
+ Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào?
 
 
 
 
 
 
 
+ Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn  nhân tạo và thức ăn tự nhiên của tôm, cá.
 
 
 
 
_ Giáo viên sửa và hoàn chỉnh kiến thức.
_ Giáo viên hỏi tiếp:
+ Trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá.
 
 
 
+ Quản lí ao bao gồm những công việc gì?
 
 
 
 
 
 
+ Muốn phòng bệnh cho tôm, cá cần phải làm gì?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
_ Giáo viên sửa, nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
_ Học sinh trả lời:
=> Gồm có: nhiệt độ, màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước.
+ Nhiệt độ thích hợp: đối với tôm: 25 – 350C, cá: 20 – 300C.
+ Màu sắc: có 3 màu nhưng màu xanh đọt chuối là tốt nhất.
+ Độ trong tốt nhất: 20 – 30cm.
+ Sự chuyển động của nước: làm tăng lượng O2, kích thích sinh sản. Có 3 hình thức: sóng, đối lưu, dòng chảy.
=> Bao gồm: các chất khí hoà tan:
+ Khí O2: tối thiểu từ 4mg/l trở lên thì tôm, cá mới sống được.
+ Khí CO2: tối thiểu 4 – 5mg/l.
_ Các muối hòa tan: đạm nitrát, lân, sắt…
_ Độ pH: thích hợp từ 6 – 9.
=> Như: thực vật thủy sinh (thực vật phù du, thực vật đáy), động vật phù du và động vật đáy.
_ Học sinh lắng nghe.
 
 
_ Học sinh trả lời:
=> Biện pháp:
_ Cải tạo nước ao.
_ Cải tạo đất đáy ao.
 
_ Học sinh trả lời:
=> Bao gồm 2 loại:
_ Thức ăn tự nhiên: bao gồm: vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy và mùn bả hữu cơ…
_ Thức ăn nhân tạo: gồm có thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn hổn hợp.
=> Sự khác nhau:
_ Thức ăn tự nhiên: có sẵn trong nước, rất giàu dinh dưỡng.
_ Thức ăn nhân tạo: do con người cung cấp trực tiếp cho tôm, cá.
_ Học sinh lắng nghe.
 
_ Học sinh trả lời:
=> Chăm sóc tốt cho tôm, cá là phải cho chúng ăn đủ lượng, đủ chất và thời gian cho ăn vào ăn lúc 7 – 8 giờ sáng.
=> Quản lí ao cần:
+ Kiểm tra đăng, cống.
+ Kiểm tra màu nước, thức ăn.
+ Xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm, cá.
_ Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá.
=> Có các biện pháp:
+ Thiết kế ao nuôi thích hợp
+ Phải tẩy ao, khử trùng trước khi thả cá.
+ Cho tôm, cá ăn đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.
+ Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và hoạt động của tôm, cá.
+ Dùng thuốc phòng bệnh trước mùa tôm, cá mắc bệnh.
_ Học sinh lắng nghe.
II. Đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản:
 1. Môi trường nuôi thủy sản:
_ Đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
_ Tính chất của vực nước nuôi cá.
_ Cải tạo nước và đáy ao.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 2. Thức ăn của động vật thủy sản:
_ Thức ăn của tôm, cá.
_ Quan hệ về thức ăn.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thủy sản:
_ Chăm sóc
_ Quản lí
_ Phòng bệnh
 
    
* Hoạt động 3: Quy trình và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản.
   Yêu cầu: Biết được các quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản
 
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
12 phút _ Giáo viên hỏi:
+ Nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá.
 
+ Tại sao phải bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản? Nêu một phương pháp bảo quản mà em biết.
 
 
 
 
 
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức và hỏi tiếp:
+ Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa như thế nào?
 
+ Trình bày một số biện pháp bào vệ môi trường thủy sản.
 
+ Hãy trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.
 
 
 
+ Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lý, cần tiến hành các biện pháp nào?
 
 
 
 
 
 
 
_ Giáo viên sửa, hoàn thiện kiến thức.
_ Học sinh trả lời:
=> Có 2 phương pháp:
+ Đánh tỉa thả bù
+ Thu hoạch toàn bộ.
=> Vì:
+  Nếu không bảo quản sẽ dẫn đến sự hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.
+ Nếu không chế biến sẽ không sử dụng được.
_ Một số phương pháp bảo quản như: Ướp muối, làm khô, động lạnh.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi:
 
=> Cung cấp sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người và để ngành chăn nuôi thủy sản phát triển bền vững.
=> Biện pháp:
+ Xử lý nguồn nước.
+ Quản lí.
=> Nguyên nhân:
+ Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt.
+ Phá hoại rừng đầu nguồn.
+ Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.
+ Ô nhiễm môi trường nước
=> Các biện pháp:
+ Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản.
+ Cải tiến và nâng cao các biện pháp kỹ thuật nuôi thủy sản.
+ Nên chọn các loại có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.
+ Có biện pháp bảo vệ, nguồn lợi thủy sản.
_ Học sinh lắng nghe.
III. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản:
 1. Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.
_ Thu hoạch
_ Bảo quản
_ Chế biến
 
 
 
 
 2. Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản:
_ Ý nghĩa
_ Bảo vệ môi trường thủy sản.
_ Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
     
      4. Củng cố và đánh giá giờ dạy: ( 4 phút)
            Cho học sinh xem lại các câu hỏi SGK trang 156.
      5. Nhận xét – dặn dò: (2 phút)
         _ Nhận xét về thái độ ôn tập của học sinh.
         _ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời lại các câu hỏi trang 156.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây