© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 6 (Bài số 4)

Thứ năm - 29/09/2016 04:58
LỰA CHỌN TRANG PHỤC (Tiết 2)
♦ Kiểm tra bài cũ
 
- Cho biết công dụng của từng loại trang phục mà em đã học?
- Chức năng của trang phục?
 
♦ Bài mới
 
II. Lựa chọn trang phục
 
GV: Muốn có được trang phục đẹp, chúng ta cần phải xác đinh được dáng vóc, lứa tuổi, điều kiện và hoàn cảnh sử dụng trang phục đó để có thể lựa chọn vải và lựa chọn kiểu may cho phù hợp.
 
I. Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể

GV: Cơ thể con người rất đa dạng về tầm vóc, hình dáng. Người có vóc dáng cân đối thì dễ thích hợp với mọi kiểu và mọi loại trang phục, người quá gầy, người thấp lùn. người béo... thì cần phải lựa chọn vải và chọn kiểu may phù hợp để che khuất những nhược điểm của cơ thể và tôn vẻ đẹp của mình.
 
a.) Lựa chọn vải may
 
HS: Đọc nội dung bảng 2 SGK về ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn, chất liệu vải... tạo cảm giác khác nhau đối với người mặc và nhận xét ví dụ ở hình 1.5 SGK.
GV: - Việc chọn vải để may trang phục rất quan trọng.
 
- Người gầy, cao lại chọn vải lụa mỏng, màu sắc sẫm, hoặc có kẻ sọc dọc thì chỉ tạo cho có cảm giác người ốm yếu, mà nên chọn vải có màu sắc sáng, nếu vải kẻ nên chọn vải có kẻ sọc ngang, hoa văn to sẽ có cam giác tươi tỉnh, béo.
 
- Ngược lại người béo, thấp: Khi may nếu chọn vải thiên về màu sắc sáng, rực rỡ, vải kẻ to, mặt vải bông, xốp thì sẽ tạo cảm giác càng béo mà nên may loại vải mềm, kẻ thì nên may dọc, vải có màu sẫm thì sẽ lạo cảm giác gọn gàng hơn.
 
* Kết luận: Màu sắc, hoa văn, chất liệu của vải có thể làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc béo lên, cũng có thể làm cho họ trở nên xinh đẹp, duyên dáng, trẻ ra hoặc là già đi...
 
b- Lựa chọn kiểu may
 
HS: Đọc nội dung bảng 3 SGK và quan sát hình 1.6 SGK và nhận xét ảnh hưởng của kiểu may.
 
GV: Chúng ta đã có kiến thức về việc chọn vải, màu sắc để may trang phục chưa đủ mà cần phải chọn kiểu may sao cho càng tôn vẻ đẹp hơn lên, người cân đối thì đẹp hơn, người gầy tạo cảm giác béo, người béo lùn thì có cảm giác đỡ béo và thon gọn hơn. Tất cả đều do tạo dáng khi chọn kiểu cách may phù hợp.
 
- Người gầy, vai ngang: khi may áo nếu có thêm các đường dọc thân (như áo 7 mảnh), hoặc may kiểu áo chiết ly sát eo, hay may quần bó sát thì người càng gầy.
 
- Hoặc ngược lại người béo, vai u đầy nếu ta lại chọn kiểu áo vai bồng, có cầu vai. cầu ngực và quần may kiểu thụng ống rộng thì sẽ càng lùn và càng béo. Nên chọn kiểu áo vai thẳng, dùng các đường may gân (áo 7 mảnh) hoặc áo gọn thắt eo, không nên may kiểu có các đường ngang thì sẽ tạo cảm giác lùn và thấp.
 
HS: Từ những kiến thức đã học các em hãy lựa chọn vải may mặc cho từng dáng người trong hình 1.7 (SGK).
 
GV: - Người cân đối (hình l.7a): thích hợp với nhiều loại trang phục.. cần chọn màu sắc, hoa văn và kiểu may phù hợp với lứa tuổi.
 
- Người cao, gầy (hình 1.7b): phải chọn cách mặc sao cho có cám giác đỡ gầy và béo ra, ví dụ nên chọn vải màu sáng, hoa văn, chất liệu vải thô xốp, kiểu tay bồng.
 
- Người thấp, bé (hình 1.7c): nên chọn vải màu sáng may vừa người tạo dáng cân đối, có cảm giác hơi béo ra.
 
- Người béo, lùn (hình 1.7(1): Chọn vải trơn màu tối hoặc hoa nhỏ, vải kẻ dọc, kiểu may có đường nét dọc để lạo cảm giác nhỏ hơn.
 
* Kết luận: Muốn có bộ trang phục đẹp mỗi người cần biết rõ đặc điểm của bản thân để chọn chất liệu vải, màu sắc hoa văn cũng như kiểu may cho phù hợp với vóc dáng để khắc phục bớt khuyết nhược điểm của cơ thể.
 
2. Chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi
 
Hỏi: Vì sao cần chọn vải may mặc và hàng may sẵn phù hợp với lứa tuổi?
 
HS: HS trả lời theo hiểu biết của mình về sự cần thiết và cách chọn vải may mặc cho 3 lứa tuổi chính như gợi ý ở SGK.
 
- Tuổi nhà trẻ, mẫu giáo: mặc thoải mái, rộng rãi, màu sắc phong phú, kiểu dáng ngộ nghĩnh, vải thấm mồ hôi.
 
- Tuổi thanh, thiếu niên: đã có nhu cầu mặc đẹp, biết giữ gìn thích hợp với nhiều loại vải. Cần chú ý về thời điểm sử dụng để mặc cho phù hợp.
 
- Người đứng tuổi: màu sắc, hoa văn, kiểu may trang nhã. lịch sự.
 
GV bổ sung: GV có thể nói thêm cho HS không mang trang phục với chất vải và kiểu may không phù hợp với lứa tuổi cũng như điều kiện, hoàn cảnh sinh hoạt.
 
Tuổi hồn nhiên, ngây thơ của trẻ mẫu giáo khi mặc quần áo may vải dày, cứng, màu sắc tối sẫm sẽ làm cho trẻ già đi.
 
Ngược lại người già 60 - 70 tuổi mặc những trang phục may quá cầu kỳ, diêm dúa, màu sắc loè loẹt sẽ gây cảm giác lố lăng. Điều này có thể chấp nhận ở các nước phương Tây còn ở Việt Nam ta thì chưa phù hợp.
 
GV: Kết luận: Mỗi lứa tuổi có nhu cầu, điều kiện sinh hoạt, làm việc, vui chơi và đặc điểm tính cách khác nhau nên sự lưa chọn vải may mặc, kiểu may cũng khác nhau và phải phù hợp với lứa tuổi.
 
3. Sự đồng bộ của trang phục
 
GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 1.8 (SGK) và nêu nhận xét sự đồng bộ của trang phục (áo, quần, mũ....) cùng với việc lựa chọn vải, kiểu may cần chọn một số vật dụng đi kèm với trang phục như mũ, khăn quàng, giầy dép, túi xách... phù hợp với quần áo sẽ tạo nên sự đồng bộ trang trang phục làm cho người mặc thêm duyên dáng và lịch sự.
 
- Nên lựa chọn những vật dụng đi kèm với quần áo có kiểu dáng, màu sắc hợp với nhiều bộ trang phục để tránh tốn kém, không tiết kiệm.
 
♦ Tổng kết bài, dặn dò
 
HS đọc phần Ghi nhớ SGK
 
Hỏi: + Vì sao phải chọn vải may và kiểu may phù hợp với lứa tuổi?
 
+ Những vật dụng đi kèm với áo quần?
 
Còn thời gian thì cho HS đọc mục "Có thể em chưa biết"
 
Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài:
 
+Câu 2: ý 1 - không
 
ý 2 - Vì nếu mặc giản dị nhưng may khéo vừa vặn, sạch sỗ và có thân hình cân đối, cách ứng xử lịch sự thì vẫn được cho là "mặc đẹp".

+ Câu 3: Rất đa dạng, tùy từng HS (GV uốn nắn và đánh giá những nội dung trả lời của HS).
 
- Dặn dò HS:
 
+ Chuẩn bị bài 3. Thực hành lựa chọn trang phục.
+ Về nhà HS tự nhận định dáng vóc bản thản và nêu dự kiến lựa chọn vải, kiểu may phù hợp cho bản thân.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây