© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Công Nghệ 6 sách kết nối tri thức

Chủ nhật - 11/12/2022 08:56
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Công Nghệ 6 sách kết nối tri thức
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Công Nghệ 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống, gồm hai phần tự luận và trắc nghiệm. Mời các em cùng ôn tập để thi tốt học kì 1 nhé!
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, t
hực phẩm thường được chia thành mấy nhóm  chính?
 A. 2.                         B. 3.                                        C. 4.                                        D. 5.

Câu 2. Nhóm thực phẩm nào là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể?
A. Chất đường, bột.              B. Chất đạm.              
C. Chất béo.                            D. Vitamin và chất khoáng.

Câu 3. Thực phẩm nào sau đây cung cấp nhiều chất đạm?
 A. Ngũ cốc, bánh mì, khoai.                                  B. Thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa.
 C. Mỡ động vật, dầu thực vật, bơ.                        D. Ớt chuông, cà rốt, cần tây.

Câu 4. Các loại hạt lương thực, khoai củ, cơm, bánh mì, bún chứa nhiều chất dinh dưỡng gì?
A. Chất đường, bột.                B. Chất đạm.              
C. Chất béo.                            D. Vitamin và chất khoáng.

Câu 5. Các loại thực phẩm thịt, trứng , sữa thuộc nhóm thực phẩm chính nào?
A. Nhóm thực phẩm giàu chất béo.                                       
B. Nhóm thực phẩm giàu chất vitamin.
C. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.                                      
D. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.

Câu 6. Nhóm thực phẩm nào giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, cấu tạo hồng cầu?
A. Nhóm thực phẩm giàu chất béo.                                       
B. Nhóm thực phẩm giàu chất đường bột.
C. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.                                      
D. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.

Câu 7. Bảo quản thực phẩm có vai trò là:
A. làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.                                
B. tạo nhiều thực phẩm có hạn sử dụng lâu dài.
C. làm chậm quá trình hư hỏng kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm.
D. ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng.

Câu 8. Phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến là
A. làm lạnh đông lạnh.                              B. luộc và trộn hỗn hợp.
C. làm chín thực phẩm.                            D. nướng và muối chua.

Câu 9. Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp
A. ướp đá.                   B. làm khô.                 C. ngâm đường.                      D. hút chân không.

Câu 10. Ưu điểm của phương pháp làm lạnh trong kho lạnh là:
A. thời gian làm lạnh lâu.                                          
B. giúp thực phẩm đảm bảo được chất lượng và hình thức.
C. phương pháp đơn giản dễ thực hiện.                     
D. thực phẩm đẹp về hình thức.

Câu 11. Không được để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản trong tủ lạnh vì:
A. vi khuẩn từ thực phẩm sống sẽ lây nhiễm sang thực phẩm chín.
B. để dễ phân biệt các loại thực phẩm.
C. để thực phẩm có mùi vị hấp dẫn.
D. thực phẩm đẹp về hình thức.

Câu 12. Không nên ngâm rửa thịt cá sau khi cắt vì
A. một số vitamin và chất khoáng dễ tan trong nước bị mất đi.        
B. thực phẩm dễ nhiễm khuẩn.
C. giảm độ ngon của món ăn khi chế biến.                                        
D. không bảo quản được lâu sau khi cắt.

Câu 13. Ý nào sau đây không phải là vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm?
A. Đảm bảo chất dinh dưỡng của thực phẩm.                                   
B. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.
C. Đảm bảo chất lượng của thực phẩm.                                
D. Tạo ra các món ăn đa dạng hơn.

Câu 14. Phương pháp chế biến làm chín thực phẩm trong chất béo gồm
A. luộc, nấu, kho.                                        B. rán, rang, xào.
C. trộn giấm, ớt tươi.                                  D. luộc, nấu, kho, hấp.

Câu 15. Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt?
A. Canh cua mồng tơi.                                B. Dưa cải chua.
C. Rau muống luộc.                                    D. Trứng tráng.

Câu 16. Trong những biện pháp sau, biện pháp nào đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
A. Sử dụng chung thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín trong cùng một thời điểm.
B. Chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có ghi rõ thông tin cơ sở sản xuất, thành phần dinh dưỡng, còn hạn sử dụng.
C. Để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm đã chế biến với nhau trong tủ lạnh.
D. Thực phẩm sau khi nấu chín để trên bàn ăn không cần che đậy.

Câu 17. Thực đơn bữa cơm thường ngày gồm có
A. món khai vị - món sau khai vị - món ăn chính - món ăn phụ - tráng miệng - đồ uống.
B. món canh – món mặn – món ăn chính – món tráng miệng.
C. món khai vị - món sau khai vị - món ăn chính - món ăn thêm - tráng miệng - đồ uống.
D. món canh – món mặn – món xào – món tráng miệng.

Câu 18. Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí có các yếu tố sau:
A. có đầy đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chính.
B. có đầy đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chính có tỉ lệ thích hợp, nên có đủ 3 loại món ăn chính.
C. có đầy đủ thực phẩm thuộc 3 nhóm chính.
D. có đầy đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chính có tỉ lệ thích hợp.

Câu 19. Ưu điểm của phương pháp rán là
A. món ăn có hương vị đậm đà.                                             
B. món ăn có độ giòn, hương vị thơm ngon.
C. chín nhanh, chất dinh dưỡng ít bị tổn thất.                       
D. món ăn có hương vị hấp dẫn.

Câu 20. Nhược điểm của phương pháp nướng là
A. thời gian chế biến lâu.                               
B. thực phẩm nướng chứa những chất có nguy cơ gây ung thư.
C. món ăn nhiều chất béo.                             
D. một số vitamin hòa tan trong nước.

Câu 21. Yêu cầu kĩ thuật của các món ăn không sử dụng nhiệt là
A. nguyên liệu thực phẩm giòn, không dai, không nát.        
B. nguyên liệu thực phẩm bị mất nhiều vitamin.
C. món ăn nhiều mỡ, không có độ giòn.                                
D. món ăn cháy, thiếu gia vị.

Câu 22. Khi làm món rau trộn thực phẩm phải đạt yêu cầu là
A. rau bị dập nát.                                                                   
B. thiếu vị chua cay, ngọt.
C. thiếu gia vị.                                                                        
D. rau không bị dập, giữ được tươi giòn.

Câu 23. Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do đâu?
A. Thừa chất đạm.                              B. Thiếu chất đường bột.       
C. Thiếu chất đạm trầm trọng.            D. Thiếu chất béo.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Bữa ăn sáng cần ăn thật nhanh để kịp giờ vào học hoặc làm việc.
B. Bữa ăn sáng không cần phải nhai kĩ, ăn thật nhanh.
C. Bữa ăn sáng không cần ăn đủ chất dinh dưỡng.
D. Bữa ăn sáng cần ăn đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho 1 ngày lao động, học tập.

Câu 25. Chúng ta có thể thay thế thịt lợn trong bữa ăn bằng thực phẩm nào dưới đây mà vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng của thực phẩm?
A. Tôm tươi.                B. Cà rốt.                            C. Khoai tây.                     D. Tất cả các thực phẩm trên.

II. Tự luận
Câu 26: Em hãy liệt kê các thực phẩm thuộc 4 nhóm chất:
1. Chất đạm (Protein):                                                           
2. Chất đường bột (Gluxit):
3. Chất béo (Lipit):                                                     
4. Vitamin và chất khoáng:

Câu 27: Em hãy phân tích phương pháp chế biến thực phẩm nào được sử dụng trong các món ăn sau đây:
- Món gỏi ngó sen tôm thịt:
- Món tôm rang me:

Câu 28: Em hãy thiết kế 1 thực đơn bữa cơm gia đình.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây