* Phần mở đầu
Trang phục có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? Trang phục nào thường được may bằng vải? Vải sợ thiên nhiên và vải sợi hoá học khác nhau như thế nào?
Bài làm:
Ý nghĩa: Trang phục có vai trò che chở, bảo vệ cơ thể con người khỏi một số tác động có hại cho thời tiết và môi trường. Trang phục góp phần tôn vinh nét đẹp của người mặc.
Trang phuc thể hiện một số thông tin về người mặc như sở thích, cá tính, nghề nghiệp.
Trang phục được may bằng vải gồm có quần, áo, giầy, mũ, khăn quàng.
So sánh:
Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các sợi có nguồn gốc từ thiên nhiên sợi bông, sợi tơ tằm, sợi len… Vải sợi hoá học gồm:
- Vải sợi nhân tạo được dệt bằng các loại sợi có nguồn gốc từ gỗ, tre, nứa
- Vải sợi tổng hợp được dệt bằng các loại sợi có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ
- Vải sợi pha: kết hợp từ hai hoặc hiều loại sợi khác nhau
I. Vai trò của trang phục
Khám phá trang 40.
1. Quan sát hình 7.2 và cho biết các nhân vật trong hình sử dụng trang phục gì? Nêu vai trò của các trang phục đó
2. Liên hệ thực tiễn và kể tên một số nghề cần trang phục đặc biệt. Những bộ trang phục đó được sử dụng với vai trò gì?
Trả lời:
1. Trong hình, các nhân vật mặc đồng phục:
Giáo viên: mặc áo dài
Học sinh: đồng phục học sinh
Bảo vệ: đồng phục bảo vệ
Các trang phục trên được sử dụng thể hiện được nghề nghiệp của họ.
2. Một số nghề cần trang phục đặc biệt như công nhân, bác sĩ, y tá, bộ đội, công an. Những bộ trang phục đó được sử dụng để phân biệt được các ngành nghề, tiện lợi cho quá trình sử dụng và phù hợp với đặc điểm công việc của họ.
II. Một số loại trang phục
Luyện tập trang 42. Quan sát hình 7.4 phân nhóm các trang phục theo tiêu chí phân loại trang phục ở hình 7.3
Trả lời:
Phân loại trang phục Hình 7.4 theo tiêu chí Hình 7.3:
Theo giới tính
- Trang phục nam: a, c, d, h, k
- Trang phục nữ: b, e, g, i
Theo lứa tuổi
- Trang phục trẻ em: b, i, k
- Trang phục thanh niên: a, e. g,
- Trang phục trung niên: c, d, h
Theo thời tiết
- Trang phục mùa nóng: a, b, c, d, e, g, i, k
- Trang phục mùa lạnh: h
Theo công dụng
- Trang phục mặc thường ngày: b, c, h, i
- Trang phục lễ hội: e, g
- Trang phục thể thao: a,
- Đồng phục: k
- Trang phục bảo hộ lao động: d
III. Đặc điểm của trang phục
Khám phá trang 42. Quan sát hai bộ trang phục trong hình 7.5 và chỉ ra sự khác biệt về kiểu dáng, màu sắc, đường nét và hoạ tiết.
Trả lời:
Trang phục a: kiểu quần dài, áo sơ mi, màu sắc trang nhã, hoạ tiết đơn giản, trang phục có đường cong và trang trí thêm nơ.
Trang phục b: quần sooc ngắn, áo phông, màu sắc tươi sáng, rực rỡ.
IV. Một số loại vải thông thường để may trang phục
Kết nối năng lực trang 43. Đọc những nhãn quần áo trong hình 7.6, cho biết trang phục đó được làm từ loại vải nào. Trong ba loại vải này, em thích chọn áo được làm từ loại vải nào hơn? Tại sao?
Trả lời:
Hình a: làm hoàn toàn từ loại vải sợi tổng hợp.
Hình b: trang phục được làm từ 80% vải sợi thiên nhiên, 20% vải sợi tổng hợp.
Hình c: làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên
Trong ba loại này, em thích chọn áo được làm từ loại vải sợi thiên nhiên, chất liệu này có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát và ít nhàu.
Vận dụng trang 43.
1. Kể tên một số loại trang phục thường mặc của em và tìm hiểu loại vải để may các trang phục đó. Với thời tiết mùa hè, em sẽ chọn quần áo làm từ loại vải nào?
2. Tìm hiểu loại vải thường dùng để may trang phục truyền thống đặc trưng cho dân tộc của em hoặc nơi em đang sinh sống.
Trả lời:
1. Một số loại trang phục thường mặc: đồng phục đi học, đồng phục thể thao, áo rét mùa đông, trang phục thường ngày như áo phông, quần soóc, quần áo ngủ.
Với thời tiết mùa hè, em sẽ chọn quần áo làm từ loại vải sợi thiên nhiên có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi tốt.
2. Tìm hiểu về trang phục dân tộc Nùng là những bộ quần áo mang mầu chàm. Màu áo chàm được nhuộm bằng nguyên liệu lấy từ thiên nhiên là cây chàm, một loại cây trồng khá phổ biến đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và đây cũng chính là loại nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên những bộ quần áo theo truyền thống của người Nùng.
Cây chàm sau khi lấy về sẽ được bà con ngâm nát nhừ với nước và tinh lọc giữ lại phần bột chàm. Phần bột chàm sẽ được hòa với nước theo tỷ lệ riêng của mỗi người nhuộm. Thông thường một mảnh vải tầm 9-10m sẽ được ngâm mỗi lần trong khoảng 1 tiếng sau đó sẽ được mang ra phơi trong khoảng hơn 1 tiếng để tấm vải khô hoàn toàn. Công đoạn nhuộm vải này sẽ được làm đi làm lại trong khoảng 1 tháng để tấm vải chàm đến đến màu đen hoặc mầu xanh đúng theo yêu cầu.