PHẦN TRẮC NGHIỆM: Em hãy chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Tôn giáo chính ở Ấn Độ thời kì Gupta là gì?
A. Phật Giáo B. Hin-đu giáo C. Hồi giáo D. Thiên Chúa giáo
Câu 2. Một thành tựu y học thời Gupta liên quan đến y tế cộng đồng ngày nay là gì?
A. mổ hở B. biết chế tạo vắc xin. C. giải phẫu cơ thể. D. chế tạo thuốc mê.
Câu 3. Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo. B. Hindu giáo và Phật giáo C. Bà La Môn giáo. D. Ấn Độ giáo.
Câu 4. Loại chữ nào xuất hiện sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ?
A. Chữ tượng hình. B. Chữ hình nêm C. Chữ Hin-đu. D. Chữ Phạn.
Câu 5. Đâu là một trong những chính sách phát triển giáo dục được vua A-cơ-ba (Akbar) thi hành?
A. mời các chuyên gia nước ngoài đến dạy học.
B. cử học sinh đi du học.
C. xây dựng thư viện.
D. xây dựng bảo tàng.
Câu 6. Công trình kiến trúc nào sau đây của Ấn Độ được UNESCO miêu tả là “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”?
A. Cổng lăng Akbar B. Lâu đài Thành Đỏ. C. Lăng Taj Mahal D. Chùa hang Ajanta
Câu 7. Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?
A. Bắc Á B. Tây Á C. Đông Nam Á D. Trung Á
Câu 8. Nét nổi bật của văn hoá các dân tộc Đông Nam Á là gì?
A. chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.
B. chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
C. nền văn hoá mang tính bản địa sâu sắc.
D. tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, kết hợp với nền văn hoá bản địa, xây dựng một nền văn hoá riêng và độc đáo.
Câu 9. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào?
A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Ấn Độ. D. Phương Tây.
Câu 10. Từ thế kỉ XII, các tôn giáo nào được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á?
A. Phật giáo tiểu thừa, Hồi giáo
B. Đạo giáo, Phật giáo
C. Đạo giáo, Hồi giáo
D. Phật giáo, Ki-tô giáo
Câu 11. Chữ Nôm của người Việt được cải biên từ loại chữ nào?
A. Chữ Phạn của Ấn Độ
B. Chữ Brami của Ấn Độ
C. Chữ Hán của Trung Quốc
D. Chữ Chăm cổ
Câu 12. Văn hóa của Cambodia và Lào có điểm gì tương đồng?
A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Đại Việt.
B. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
C. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa
D. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.
Câu 13. Vào thế kỷ XIII, tôn giáo nào đã du nhập vào Đông Nam Á?
A. Phật giáo. B. Hindu giáo. C. Hồi giáo.
D. Ki-tô giáo.
Câu 14. Tác giả của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” là ai?
A. Lê Văn Hưu. B. Lương Thế Vinh. C. Ngô Sĩ Liên D. Nguyễn Trãi.
Câu 15. Ăng-co Vat (Ankor Wat) là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào?
A. Cambodia B. Thái Lan. C. Myanma D. Malaysia
Câu 16. Khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới B. Xích đạo C. Nhiệt đới gió mùa D. Ôn đới
Câu 17. Khu vực địa hình nào là cao nhất Nam Á?
A. hệ thống Himalaya.
B. sơn nguyên Đề-can.
C. dãy Ghats Đông và Ghats Tây.
D. đồng bằng Ấn – Hằng.
Câu 18. Hồ nước mặn nổi tiếng trên thế giới, nằm dưới mực nước biển 427 ml hồ nào?
A. Biển Chết B. Biển Caspi C. Hồ Baikal D. Hồ Victoria
Câu 19. Những sông chính ở khu vực Nam Á là các sông nào?
A. Sông Hoàng Hà, Trường Giang B. Sông Mekong
C. Sông Ấn, sông Hằng, sông Bramaputra D. Sông Tigris, Euphrate
Câu 20. Đông Nam Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?
A. Khí hậu gió mùa B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải C. Khí hậu lục địa D. Khí hậu núi cao
Câu 21. Núi Phú Sĩ là biểu tượng của quốc gia nào ở Đông Á?
A. Trung Quốc B. Nhật Bản C. Hàn Quốc D. Triều Tiên
Câu 22. Phần hải đảo của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của những thiên tai nào?
A. Bão tuyết B. Động đất, núi lửa C. Lốc xoáy D. Hạn hán
Câu 23. Đông Nam Á là cầu nối của hai đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
Câu 24. Đặc điểm kinh tế nhiều nước châu Phi là gì?
A. Nền kinh tế hàng hóa. B. Nền kinh tế thị trường.
C. Nền kinh tế tự cấp, tự túc.
D. Nền kinh tế phụ thuộc.
Câu 25. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở đâu?
A. Vùng rừng rậm xích đạo. B. Hoang mạc Sahara
C. Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam.
D. Hoang mạc Calahari
Câu 26. Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở châu Phi có đặc điểm gì?
A. Cơ cấu dân số trẻ.
B. Cơ cấu dân số già.
C. Cơ cấu dân số vàng. D. Cơ cấu dân số tương đối trẻ.
Câu 27. Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu hụt lương thực ở châu Phi?
A. Tăng dân số nhanh.
B. Đất chật người đông.
C. Điều kiện canh tác hạn chế, xung đột vũ trang.
D. Khí hậu quá nóng.
Câu 28. Nguyên nhân nào dẫn tới các cuộc xung đột quân sự tại châu Phi?
A. Vấn đề thiếu lương thực.
B. Mâu thuẫn bộ tộc, cạnh tranh tài nguyên.
C. Cạn kiệt khoáng sản.
D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 29. Kiến trúc nào sau đây được coi là kì quan thế giới còn tồn tại đến ngày nay ở châu Phi?
A. Vườn treo Babylon
B. Tháp nghiêng Pisa
C. Đại kim tự tháp Giza.
D. Đấu trường La Mã.
Câu 30. Để bảo vệ và phát huy các giá trị của các di sản, các quốc gia châu Phi cần làm gì?
A. Sự chung tay bảo vệ của chính quyền và nhân dân.
B. Nghiêm cấm khai thác du lịch tại các di sản.
C. Nhân dân tự trùng tu và bảo vệ.
D. Dựng hàng rào quân sự để bảo vệ.
II. PHẦN TỰ LUẬN:
1. Hệ quả các cuộc phát kiến địa lí
Tích cực |
Tiêu cực |
- Đem lại cho con người những hiểu biết về Trái Đất hình cầu, về những vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới,..
- Thúc đẩy sự trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các châu lục
- Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản |
- Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa
- Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen
- Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt |
2. Nhận xét thành tựu văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX
- Văn hoá Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và có giá trị to lớn đối với nhân loại.
- Nổi bật nhất là sự ảnh hưởng của Phật giáo và Hin-đu giáo đối với đời sống xã hội con người.
- Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo, có nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo.
- Văn học thời kì này phát triển phong phú với nhiều thể loại như sử thi, kịch thơ...
3. Liên hệ được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI có ảnh hưởng đến hiện nay. (HS tự trả lời)
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
4. Nêu dẫn chứng Liên minh châu Âu là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới
Liên minh châu Âu là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới vì:
- Năm 2020, GDP đạt hơn 15 nghìn tỉ USD (xếp thứ 2 thế giới).
- Liên minh châu Âu là trung tâm dịch vụ và công nghiệp hàng đầu thế giới.
- Đối tác kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu là các quốc gia ở Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương.
3. Cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc
- Môi trường nhiệt đới:
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch.
+ Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,.
+ Khu vực phía đông nam châu Phi có mưa nhiều, được trồng cây công nghiệp, cây ăn quả để xuất khẩu.
+ Vùng ven hoang mạc: trồng rừng ngăn hiện tượng hoang mạc hóa.
+ Khu vực xavan ở phía nam Sahara: trồng các loại cây như bông, lạc, .. và chăn nuôi dê, cừu,...
- Môi trường hoang mạc:
Một số quốc gia đã ứng dụng công nghệ mới như:
+ Khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Sahara, nhất là phần lãnh thổ thuộc Li-bi (Libya) và An-giê-ri (Algeria).
+ Dùng công nghệ tưới và công nghệ nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo.
+ Xây dựng các nhà máy điện mặt trời.
+ Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,...