© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Lịch sử Địa lí 4

Thứ sáu - 09/12/2022 08:36
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Lịch sử Địa lí 4
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Lịch sử Địa lí 4, phần tự luận. Mời các em cùng ôn tập để thi tốt học kì 1 nhé!

PHẦN I. LỊCH SỬ 4

Câu 1: Nhà nước Văn Lang có những tầng lớp nào? Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện các tầng lớp đó?
 - Nhà nước Văn Lang có những tầng lớp: Vua, lạc hầu, lạc tướng, lạc dân và nô tì.
- Sơ đồ nhà nước Văn Lang:

Câu 2: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?
 - Nước Văn Lang ra đời khoảng năm 700 trước công nguyên (TCN). Ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay.

Câu 3:  Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ?
- Người Lạc Việt  biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Người Lạc Việt ở nhà sàn, có nhiều phong tục như ăn trầu, nhuộm răng, ngày lễ thường đua thuyền, đấu vật,...

Câu 4: Nêu sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc ?
Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược nước Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.

Câu 5:   Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( nguyên nhân, diễn biến, kết quả)  
 Nguyên nhân: Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà; Hai Bà Trưng căm thù quân xâm lược.
Diễn biến: Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.  Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, từ Mê Linh đánh chiếm Cổ Loa; rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
Kết quả: Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.

Câu 6:  Em hãy kể lại tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất ?
 - Sau khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục, tranh giành nhau ngai vàng.
- Đất nước: bị chia cắt thành 12 vùng, lập chính quyền riêng.
- Quân thù: đang lăm le xâm lược nước ta.

Câu 7: Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh?
 - Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.

Câu 8: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào năm nào ?
- Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô vì đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật tốt tươi phong phú.
- Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào mùa xuân năm 1010

Câu 9: Nêu vài nét về công lao của Lý Công Uẩn?
Lý Công Uẩn là người sáng lập ra vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

Câu 10: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? Trả lời:
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.

Câu 11:  Nhà Trần đã có những việc làm gì  để củng cố, xây dựng đất nước?
 Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội, quan tâm đến phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất  nước.

 

PHẦN II. ĐỊA LÍ 4


Câu 1: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở đâu? Nêu đặc điểm của Dãy Hoàng Liên Sơn, Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
Trả lời: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.

Câu 2: Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Kể về lễ hội của người dân nơi đây?
Trả lời: Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn là: dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông. Ở Hoàng Liên Sơn có những lễ hội như: hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng. Trong lễ hội có các hoạt động như: thi hát, múa sạp, ném còn,…

Câu 3: Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
Trả lời: Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề: nghề nông, nghề thủ công và khai thác khoáng sản. Nghề nông là nghề chính.

Câu 4: Kể tên một số nghề thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn ?
Trả lời: Một số nghề thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn là: dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc…

Câu 5: Ở Hoàng Liên Sơn có những loại khoáng sản nào ? Em biết những loại lâm sản nào có ở Hoàng Liên Sơn ?
Trả lời: Ở Hoàng Liên Sơn có những loại khoáng sản như: A – pa – tít, đồng, chì, kẽm… Các loại lâm sản  như: gỗ, mây, nứa …

Câu 6: Em hãy nêu đặc điểm về địa hình của Trung du Bắc Bộ ?
Trả lời: Đặc điểm về địa hình của Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.

Câu 7: Trung  du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
Trả lời: Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây đó là chè và cây ăn quả.

Câu 8: Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng Trung du Bắc Bộ ?
Trả lời: Tác dụng của việc trồng rừng ở vùng  Trung du Bắc Bộ là che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.

Câu 9: Tây Nguyên có những cao nguyên nào ?
Trả lời: Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau như cao nguyên Kon Tum, Đăk  Lăk, Lâm Viên, Di Linh…

Câu 10: Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa ?
Khí hậu ở Tây Nguyên có hai  mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, mùa khô trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.Câu 1:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây