© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Học tốt Địa Lí 10, Bài 5. Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

Thứ hai - 06/07/2020 10:04
Học tốt Địa Lí 10, Bài 5. Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
Tóm tắt kiến thức cơ bản, hướng dẫn giải bài tập và trả lời câu hỏi, bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10, Bài 5. Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
1. Vũ Trụ
- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
- Thiên hà là một lập hợp các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà.

2. Hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời nằm ở trung tâm và các thiên thể quay xung quanh (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí.
- Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh. Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149.6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh, phát triển.
- Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
1. Sự luân phiên ngày, đêm
Do khối cầu và vận động tự quay của Trái Đất, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt ở trước Mặt Trời rồi lại khuất sau Mặt Trời, gây nên hiện tượng luân phiên ngày - đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
- Giờ địa phương (giờ mặt trời): Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời).
- Giờ múi: Trái Đất được chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. Giờ múi được lấy theo kinh tuyến đi qua giữa múi đó. Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (hay giờ GMT). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Đường chuyển ngày quốc tế: theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, do vậy một kinh tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày. Kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương được chọn làm đường chuyển ngày quốc tế.

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit.
- Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải theo hướng chuyển động, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Quan sát hình 5.2 (trang 19 - SGK), nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh.
- Quỹ đạo chuyên động của các hành tinh là hình elip. Các hành tinh đều chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
l. Vũ Trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời?
- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên hà. Thiên hà là một tập hợp các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện tử. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngàn Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời nằm ở trung lâm và các thiên thể quay xung quanh (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành linh: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương linh.
- Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149.6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh, phát triển. Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. 

2. Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Sự luân phiên ngày đêm: do khối cầu và vận động tự quay của Trái Đất, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt ở trước Mặt Trời rồi lại khuất sau Mặt Trời, gây nên hiện tượng luân phiên ngày - đêm.
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
+ Giờ địa phương (giờ mặt trời): Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời).
+ Giờ múi: Trái Đất được chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. Giờ múi được lấy theo kinh tuyến đi qua giữa múi đó. Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (hay giờ GMT). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
+ Đường chuyển ngày quốc tế: theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, do vậy một kinh tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày. Kinh luyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương được chọn làm đường chuyển ngày quốc tế.
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải theo hướng chuyển động, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái.

3. Căn cứ vào bản đồ các múi giờ. Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 - 12.
- Việt Nam vào thời điểm đó là 7 giờ ngày 1 - 1 năm tới.

V. TRẮC NGHIỆM
1. Tính chất nào sau đây không phải của các hành tinh:
A. Tự phát ra ánh sáng
B. Chuyển động quanh Mặt Trời
C. Là khối vật chất trong vũ trụ
D. Không có ánh sáng.

2. Có hiện tượng ngày đêm, là do:
A. Trái Đất hình khối cầu.
B. Trái Đất tự quay quanh trục.
C. Mặt Trời chỉ chiêu một phía Trái Đất.
D. Câu A + B đúng.

3. Khi ở khu vực giờ gốc (khu vực có kinh tuyến gốc - kinh tuyến đi qua dải thiên văn Grin-uyt ở ngoại ô Luân Đôn) là 5 giờ sáng, thì ở Việt Nam lúc đó là:
A. 7 giờ sáng
B. 12 giờ trưa
C. 7 giờ tối
D. 12 giờ đêm

4. Nếu đi từ phía tây sang phía đông, kinh tuyến 1800 thì phải:
A. Lùi 1 ngày lịch
B. Tăng 1 ngày lịch
C. Lùi 1 giờ
D. Tăng 1 giờ

5. Ở Nam Bán Cầu, một vật chuyển động từ Xích đạo về cực sẽ bị lệch hướng:
A. Về phía xích đạo.
B. Về phía cực.
C. Về phía tay trái.
D. về phía tay phải.


ĐÁP ÁN

1. A   2. D    3. B    4. A    5. C

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây