© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Học tốt Địa Lí 10, Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Thứ sáu - 03/07/2020 05:11
Tóm tắt kiến thức cơ bản, hướng dẫn giải bài tập và trả lời câu hỏi, bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10, Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống


2. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập
2.1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ:
a) Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập)
b) Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ:
- Trước hết cần xem tỉ lệ của bản đồ.
- Nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu.
c) Xác định phương hướng trên bản đồ:
- Dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng.
- Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc.

2.2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat:
- Đọc mối quan hệ giữa các dấu hiệu (đối tượng địa lí) ở bản đồ.
- Khi đọc bản đồ ở Atlat, giải thích một sự vật hoặc một hiện tượng địa lí nào đó, cần tìm hiểu các bản đồ có nội dung liên quan.
- Khi cần tìm hiểu đặc điểm, bản chất của một đối tượng địa lí ở một khu vực nào đó, cần so sánh với bản đồ cùng loại của khu vực khác.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Hãy cho ví dụ về những ngành có sử dụng bản đồ: giao thông, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, quy hoạch....

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
1. Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập. Nêu dẫn chứng minh họa.
- Bản đồ là phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.
- Ví dự: Thông qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (tọa độ địa lí), ở vào đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của biển như thế nào, liên hệ với các trung tâm kinh tế - xã hội ra sao...
2. Chứng minh rằng bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
- Tìm đường đi, xác định vị trí di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết, đến một điểm hay một tuyến du lịch mới,... đều phải dựa vào bản đồ.
- Làm thủy lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ, xây dựng trung tâm công nghiệp, mở các tuyến giao thông, đều cần đến bản đồ...
3. Để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng những bản đồ nào?
- Bản đồ mạng lưới sông ngòi và bản đồ khí hậu.

V. CÂU HỎI TỰ HỌC
1. Tuy có ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập địa lí, nhưng bản đồ không cho biết:
A. Vị trí, hình dạng và qui mô một lãnh thổ.
B. Cấu trúc của một hiện tượng địa lí.
C. Đặc điểm của đối lượng địa lí.
D. Quan hệ tương hỗ giữa các thành phần địa lí.

2. Tư liệu viễn thám gồm:
A. Ảnh máy bay.
B. Ảnh vũ trụ.
C. Tư liệu thành văn.
D. Câu A và C đúng

3. Ở nước ta, ảnh viễn thám được sử dụng trong ngành:
A. Địa chính.
B. Lâm nghiệp.
C. Địa lí.
D. Tất cả.

4. Viễn thám có nghĩa là sử dụng khoa học và công nghệ hiện đại để thu thập thông tin về:
A. Các đối tượng hay môi trường trên bề mặt Trái Đất.
B. Các đối tượng hay môi trường trong vũ trụ.
C. Các đối tượng hay môi trường xung quanh.
D. Các đối tượng hay môi trường từ xa.

5. Nhờ bản đồ có thể:
A. Xác định được vị trí và sự di chuyển của một cơn bão.
B. Biết được sự phân bố của các dạng địa hình và mạng lưới sông, hồ.
C. Xây dựng một phương án tác chiến trong quân sự.
D. Tất cả.

ĐÁP ÁN
1. B   2. D   3. D   4. D   5. D

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây