© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Học tốt Địa Lí 10, Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Thứ sáu - 03/07/2020 04:58
Tóm tắt kiến thức cơ bản, hướng dẫn giải bài tập và trả lời câu hỏi, bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10, Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Tên phương pháp Phương pháp kí hiệu Phương pháp kí hiệu đường chuyển động Phương pháp chấm điểm Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Chức năng - Thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo nhũng điểm cụ thể như các điểm dân, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoảng sản,...
- Những kí hiệu thể hiện từng đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó được phân bố trên bản đồ.
- Kí hiệu có ba dạng chính: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
Thể hiện sự di chuyển của nhũng hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ (ví dụ: hướng gió, dòng biển, luồng di dân,...). Biểu hiên các đối tượng địa lí phân bố không đồng đều trên bản đồ (phân bố dân cư, phân bố cây trồng, phân bố gia súc,..) bằng những chấm. Dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ.
Ưu điểm Phương pháp kí hiệu không chỉ nêu được tên và vị trí của đối tượng mà còn thể hiện được quy mô (sản lượng, năng suất) và chất lượng của đối tượng. Biểu hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ di chuyển của các đối tượng địa lí.   Biểu hiện đặc điểm, số lượng hoặc cơ cấu,... của một hiện tượng địa lí.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Quan sát hình 2.1 (trang 9 - SGK), hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào?
- Các dạng kí hiệu: hình học, chữ, tượng hình.
2. Dựa vào hình 2.2 (trang 10 - SGK), hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ.
- Thấy được các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, TP. Hồ Chí Minh... Các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Đa Nhim..., thấy được các trạm 220 KV, 500 KV...
- Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy thủy điện còn đang xây dựng.
3. Quan sát hình 2.3 (trang 11 - SGK), cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ?
- Thấy được các hướng chuyển động cúa các loại gió, bão.
- Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta.
4. Quan sát hình 2.4 (trang 12 - SGK), hãy cho biết:
- Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào?
- Mỗi điểm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người?
+ Phương pháp kí hiệu thể hiện các đồ thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu.
+ Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi chấm tương ứng với 500.000 người.

III. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HÓI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
1. Các đối tượng địa lí trên hình 2.2 (trang 10 - SGK) được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí?
- Phương pháp kí hiệu.
- Thể hiện được loại hình, sự phân bố, số lượng, quy mô, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng.

2. Hình 2.3 (trang 11 - SGK) thể hiện những nội dung nào bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?
- Chế độ gió (hướng gió, tần suất).
- Bão (hướng di chuyển và tần suất).

IV. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Phương pháp chấm điểm biểu hiện được:
A. Cơ cấu của đối tượng địa lí.
B. Sự phân bố liên tục của đối lượng địa lí.
C. Sự phân bố không đồng đều của đối tượng địa lí.
D. Sự phân bố đồng đều của đối tượng địa lí.

2. Phương pháp đường đẳng trị không phải là phương pháp biểu hiện được:
A. Các hiện tượng có sự thay đổi đều đặn.
B. Các hiện tượng có sự thay đổi phân bố liên tục.
C. Độ cao của đối tượng.
D. Số lượng của hiện tượng.

3. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) khác với các phương pháp khác ở điểm sau:
A. Cho biết diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ.
B. Cho biết số lượng của đối tượng riêng lẻ.
C. Cho biết cơ cấu của đối lượng riêng lẻ.
D. Cho biết tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ.

4. Dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ phát triển ở một khu vực nhất định nào đó, là phương pháp:
A. Chấm điểm.
B. Bản đồ - biểu đồ.
C. Vùng phân bố.
D. Đường đẳng trị.

5. Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó ở giữa các dân tộc khác, thường dùng phương pháp:
A. Chấm điểm.
B. Kí hiệu.
C. Bản đồ - biểu đồ.
D. Khoanh vùng.


ĐÁP ÁN
1. C   2. D   3. D   4. C   5. D

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây