© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Học tốt Địa Lí 10, Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Thứ tư - 08/07/2020 05:19
Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Tóm tắt kiến thức cơ bản, hướng dẫn giải bài tập và trả lời câu hỏi, bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10, Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
- Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động nhìn thấy bằng mắt nhưng không có thật.
Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra ở các địa điểm từ vĩ tuyến 23027 N (ngày 22 - 12) cho tới 23027' B (ngày 22 - 6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23027 N. Điều đó làm cho ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển, mà Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

2. Các mùa trong năm
- Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Nguyên nhân sinh ra các mùa: do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
- Người ta chia một năm ra làm bốn mùa. Ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: xuân phân (21-3), hạ chí (22-6), thu phân (23-9) và đông chí (22-12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa. Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.
Nước ta và một số nước châu Á quen dùng âm - dương lịch, thời gian bắt đầu của các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.
- Mùa xuân từ 4 hoặc 5-2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6-5 (lập hạ).
- Mùa hạ từ 5 hoặc 6-5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8-8 (lập thu).
- Mùa thu từ 7 hoặc 8-8 (lập thu) đến 7 hoặc 8-11 (lập đông).
- Mùa đông từ 7 hoặc 8-11 (lập đông) đến 4 hoặc 5-2 (lập xuân).

3. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Mùa theo dương lịch và độ dài ngày đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau. Ở bán cầu Bắc:
+ Mùa xuân: Ngày dài hơn đêm. Ngày càng dài, đêm càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21 tháng 3, thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi.
+ Mùa hạ: Ngày vẫn dài hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Ngày 22 tháng 6 có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ngắn nhất trong một năm.
+ Mùa thu: Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến Nam, ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23 tháng 9, thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ mọi nơi.
+ Mùa đông: Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày dài dần, đêm ngắn dần. Ngày 22 - 12, có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.
Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, thời gian ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm đó càng tăng. Riêng ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Dựa vào hình 6.1 (trang 22 - SGK) và kiến thức đã học, hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần: giữa hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm một lần: chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Vì: Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23027' với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23027' N lên 23027’ B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Khu vực không có hiện lượng Mặt Tròi lên thiên đỉnh: Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực. Vì: trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 66033. Để tạo góc 900 thì góc phụ phải là 23027’, trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23027'.

III. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
1. Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:
Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối.
- Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc. Mùa hạ (đêm tháng năm) ngày dài hơn đêm. Mùa đông (tháng mười), ngày ngắn hơn đêm.

2. Sự thay đổi các mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?
- Tạo nên nhịp điệu mùa của cảnh quan thiên nhiên (thiên nhiên khác nhau giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông).
- Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích hợp với các mùa (ví dụ mùa thu hoạch các loại trái cây, mùa vụ lúa, mùa thu hoạch cà phê,...).

3. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?
- Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày - đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.
- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên lục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Rõ ràng là khi đó trên Trái Đất sẽ không thể tổn lại sự sống.

IV. TRẮC NGHIỆM
1. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời với hướng trục không đổi và luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc:
A. 23027’
B. 27023’
C. 33066’
D. 66033’

2. Nguyên nhân gây nên chuyển động trông thấy hàng ngày từ Đông sang Tây của Mặt Trời là:
A. Vận động quanh Mặt Trời của Trái Đất từ tây sang đông.
B. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục không đổi.
C. Ban ngày, Mặt Trời mọc ở phía đông, lặn ở phía tây.
D. Ban đêm, bầu trời quay từ tây sang đông.

3. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ một lần ở:
A. Nội chí tuyến.
B. Chí tuyến Bắc và Nam
C. Cực Bắc và Nam
D. Ngoại chí tuyến

4. Thời gian có ngày và đêm dài bằng nhau ở tất cả các địa điểm trên bề mặt Trái Đất là:
A. 21-3 và 22-6
B. 23-9 và 22-12
C. 21-3 và 23-9
D. 22-6 và 22-12

5. Mùa nóng ở Nam bán cầu nằm trong khoảng thời gian:
A. Từ 23-9 đến 21-3
B. Từ 21-3 đến 22-6
C. Từ 22-6 đến 23-9
D. Từ 21-3 đến 23-9

ĐÁP ÁN

1. D   2. A   3. B    4. C    5. A​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây