© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Địa lí 8, bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình.

Thứ sáu - 05/01/2018 22:52
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Địa lí 8, bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình.
1. Khu vực đồi núi
 
Câu hỏi: Tìm trên hình 28.1 các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.
 h28.1
Hình 28.1 Lược đồ địa hình Việt Nam

Các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn va Đông Triều nằm ở vùng núi Đông Bắc – Bắc Bộ, phía tả ngạn sông Hồng đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh. Nổi bật với những cánh cung núi lớn và vùng đồi phát triển rộng, địa hình phổ biến là địa hình cacxtơ tạo nên những cảnh quan đẹp và hùng vĩ (hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long). 
 
Câu hỏi: Vì sao Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam?

Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất nước ta với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.

Câu hỏi: Quan sát hình 28.1, cho biết Trường Sơn Bắc chạy theo hướng nào? Vị trí của đèo Ngang, đèo Lao Bảo, đèo Hải Vân.
 
- Trường Sơn Bắc chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Đèo Ngang nằm giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
- Đèo Lao Bảo nằm trên đường số 9 và biên giới Việt Lào.
- Đèo Hải Vân nằm giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
 
Câu hỏi: Tìm trên hình 28.1 các cao nguyên Kon Tum, Plây ku, Đắk-Lắk, Di Linh.
 
Nằm ở Trường Sơn Nam, khu vực Tây Nguyên, các cao nguyên đất đỏ badan rộng lớn xếp tầng ở các độ cao từ 400 đến 1000m.
 
2. Khu vực đồng bằng
 
a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn
 
Câu hỏi: Nhìn trên hình 29.3 em thấy đồng bằng sông Hồng có hình dạng như thế nào?
 
Đồng bằng sông Hồng có hình dạng là một tam giác cân, đỉnh là Việt Trì ở độ cao 15m. đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình.
 
Câu hỏi: So sánh địa hình hai vùng đồng bằng nêu trên (hình 29.2 và 29.3). Em nhận thấy chúng giống nhau và khác nhau như thế nào?
 h29.2
Hình 29.2. Lược đồ đồng bằng sông Cửu Long

h29.3
Hình 29.3. Lược đồ đồng bằng sông Hồng
 
- Giống nhau: Đây là hai vùng đồng bằng rộng lớn, màu mờ, là hai vùng trọng điểm, đông dân, hình thành trên vùng sụt võng được phù sa sông bồi đắp.

- Khác nhau: về hình dạng và diện tích. Đồng bằng sông Cửu Long thấp, ngập nước, độ cao trung bình khoảng từ 2 đến 3m so với mực nước biển. Chịu ảnh hưởng của thủy triều vào mùa lũ, nhiều vùng bị ngập úng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê dài 2700km chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa.
 
Câu hỏi: Vì sao đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
 
Hình thành ở khu vực lãnh thổ hẹp nhất, bị chia cắt bởi các nhánh núi chạy ra sát biển nên đồng bằng nhỏ hẹp, kém phì nhiêu.
 
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

Câu hỏi: Em hãy tìm trên hình 28.1 vị trí của vịnh Hạ Long, vịnh Cam Ranh, bãi biển Đồ Sơn, sầm Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên.
 
- Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
- Vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa)
- Đồ Sơn (Hải Phòng)
- Sầm Sơn (Thanh Hóa)
- Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu)
- Hà Tiên (Kiên Giang)
 
Câu hỏi: Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực? Đó là những khu vực nào?
 
Địa hình nước ta chia làm 3 khu vực lớn: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
 
Câu hỏi: Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở vùng nào?
 
Tập trung ở vùng núi Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây