Nhận biết các khí, Oxit, Bazơ và muối
2020-02-06T08:05:53-05:00
2020-02-06T08:05:53-05:00
Hướng dẫn giải Hóa 8, Dạng toán: Nhận biết các khí, Oxit, Bazơ và muối
https://baikiemtra.com/uploads/news/2020_02/phuong-phap-giai-hoa-hoc-8.jpg
Bài Kiểm Tra
https://baikiemtra.com/uploads/bai-kiem-tra-logo.png
Thứ năm - 06/02/2020 08:04
Hướng dẫn giải Hóa 8, Dạng toán: Nhận biết các khí, Oxit, Bazơ và muối
a) Phương pháp: Nhận biết các chất khí
1. Clo
Cách nhận biết
- Dựa vào mùi xốc của khí.
- Hoá xanh giấy iot, hồ tinh bột (giấy tẩm dung dịch hỗn hợp KI và hồ tinh bột).
- Sục khí qua dung dịch KBr, sẽ có màu nâu của Br2.
2. HCl
Cách nhận biết
- Hoá đỏ quỳ xanh ẩm.
- Có “khói” trắng ở đầu đũa thuỷ tinh đã nhúng vào dung dịch NH3 đặc khi tiếp xúc với khí HCl.
- Tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3
HCl + AgNO3 -> AgCl↓ + HNO3
3. SO2
Cách nhận biết
- Hoá đỏ giấy quỳ xanh ẩm.
- Sục khí SO2 qua các dung dịch KMnO4, nước brom, nước iot, các dung dịch này sẽ bị nhạt màu.
- Làm đục nước vôi trong (Ca(OH)2).
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3↓ + H2O.
4. H2S
Cách nhận biết
- Dựa vào mùi trứng thối đặc trưng.
- Hoá đen giấy tẩm axetat chì:
Pb(CH3COO)2 + H2S -> PbS↓ + 2CH3COOH
- Sục khí qua dung dịch (KMnO4 + H2SO4), Br2, I2, dung dịch bị mất màu, xuất hiện đục (do S).
5. NH3
Cách nhận biết
- Dựa vào mùi khai đặc trưng.
- Hoá xanh quỳ tím ẩm.
- Tạo khói trắng khi tiếp xúc với đầu đũa thuỷ tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đặc (xem phần HCl).
6. NO2
Dựa vào màu nâu đỏ của khí.
7. NO
Dựa vào sự hoá nâu trong không khí (do tạo thành NO2).
2NO (không màu) + O2 -> 2NO2 (màu nâu)
8. CO2
Cách nhận biết
- Làm đục nước vôi trong.
- Nếu trong mẫu nhận biết vừa có CO2 và SO2 thì ta dùng nước brom để nhận biết SO2 (làm nhạt màu nước brom).
9. CO
Cách nhận biết
Cho khí đi qua ống đựng CuO khi đun nóng, màu đen của CuO sẽ chuyển thành màu đỏ của Cu.
10. O2
Cách nhận biết
- Dẫn qua bột Cu (đỏ) sẽ hoá đen (CuO).
- Que đóm đang cháy dở thì bùng cháy mạnh.
11. Hơi nước
Cách nhận biết
Cho hơi nước đi qua các ống đựng bông có trộn với bột CuSO4 khan (trắng) lớp bông sẽ hoá xanh.
12. H2
Cách nhận biết
- Dẫn qua CuO, màu đen của CuO chuyển thành màu đỏ của Cu và có hơi nước H2O thoát ra.
- Khi đốt sẽ cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt.
b) Phương pháp: Nhận biết axit, muối, bazơ:
- Dung dịch axit làm quỳ tím hoá đỏ.
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím hoá xanh.
- Muối tạo từ kim loại mạnh và axit yếu sẽ làm quỳ tím hoá xanh.
- Muối của kim loại yếu và axit mạnh sẽ làm quỳ tím hoá đỏ.
- Muối tạo thành từ kim loại mạnh và axit mạnh thì không làm đổi màu quỳ tím.