A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Dụng cụ dùng để đo lực là:
A. Lực kế
B. Thước
C. Đồng hồ.
D. Cân
Câu 2: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mặt trời mọc ở hướng tây
B. Mặt trời mọc ở hướng nam
C. Mặt trời lặn ở hướng tây
D. Mặt trời lặn ở hướng nam.
Câu 3: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?
A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách.
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
C. Truyền dọc từ mẹ sang con.
D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 4: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành:
A. Năng lượng hóa học.
B. Năng lượng nhiệt.
C. Năng lượng ánh sáng.
D. Năng lượng âm thanh.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên nâng tạ.
B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. Bạn Lan cầm bút viết.
D. Giọt mưa đang rơi.
Câu 6: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?
A. không làm quả bóng chuyển động.
B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
D. không làm biến dạng quả bóng.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: (1,75 điểm)
a. Nêu định luật bảo toàn năng lượng.
b. Em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học?
Câu 8: (2 điểm)
a. Phân biệt động vật có xương sống và động vật không có xương sống.
b. Một số loài động vật có tên như sau: cá, tôm, chim bồ câu, chó, khỉ. Hãy xây dựng khóa lưỡng phân các loài động vật trên.
Câu 9: (1,5 điểm)
a. Một ô tô có khối lượng 3 tấn thì trọng lượng của ô tô đó là bao nhiêu?
b. Một người nâng 1 thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 250N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ ( tỉ xích 1 cm ứng với 50N)
Câu 10: (1,75 điểm)
a. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.
b. Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.
ĐÁP ÁN
TRẮC NGHIỆM: (3 điểm: Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
A |
C |
C |
B |
D |
B |
TỰ LUẬN: (7 điểm)
CÂU |
ĐÁP ÁN |
BIỂU ĐIỂM |
7
(1,75đ) |
a. Định luật: Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ vật này sang vật khác.
b. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học:
- Tắt đèn và quạt khi không cần thiết
- Sử dụng loại bóng đèn và quạt điện tiết kiệm năng lượng
- Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi lớp và ra về
- Vệ sinh sạch sẽ quạt điện và bóng điện
- Mở cửa sổ để tận dụng gió và ánh sáng mặt trời... |
0,75đ
1đ |
8
(2đ) |
a. Động vật đã có xương cột sống gọi là nhóm động vật có xương sống.
Động vật chưa có xương cột sống gọi là nhóm động vật chưa có xương sống.
b. Hs xây dựng được khóa lượng phân |
1đ
1đ |
9
(1,5đ) |
a. Đổi 3 tấn = 3000kg
Trọng lượng của ô tô là: P = 10.m = 10. 3000 = 30000N
b. Hs biểu diễn đúng. |
1đ
0,5đ |
10
(1,75đ) |
a. Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
b. A- Bình minh B- Giữa trưa C- Hoàng hôn D- Ban đêm |
0,75đ
1đ |