© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức

Thứ ba - 13/12/2022 09:26
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống, gồm 7 chủ đề trắc nghiệm và tự luận. Mời các em cùng ôn tập để thi tốt học kì 1 nhé!
CHỦ ĐỀ MỞ ĐẦU
Câu 1: Đâu không phải là vai trò của KHTN đối với đời sống và sản xuất:
A. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
B. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
D. Định hướng nghề nghiệp, phát triển đúng tiềm năng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống?
A. Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biển đổi khí hậu.        
B. Cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người.
C. Mở rộng sản suát và phát triển kinh tế.
D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3: Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:
A. Con gà, con chó, cây nhãn.
B. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá.
C. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn.
D. Chiếc bút, con vịt, con chó.

Câu 4: Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống:
A. Cái bàn, cây thước, chiếc xe.
B. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá.
C. Chiếc bút, chiếc lá, con mèo.
D. Chiếc bút, con vịt, con chó.

Câu 5: Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại?
A.
B.
C.
D.  

CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
Câu 1: Đơn vị đo thời gian chính thức của nước ta hiện nay là:
 A. Phút               B. Giây               C. Giờ                   D. Ngày

Câu 2: Hãy sắp xếp theo thứ tự các bước khi đo khối lượng của một vật bằng cân:
Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo
Bước 2: Chọn cân phù hợp
Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo
Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào cân
Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

Câu 3: Dụng cụ đo chiều dài là:
 A. Cân                        B. Bình chia độ
 C. Thước                    D. Đồng hồ

Câu 4: Đơn vị đo khối lượng chính thức của nước ta hiện nay là:
 A. Tấn             B. Tạ                   C. Gam                 D. Kilôgam

Câu 5: Em hãy cho biết cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật?   

 A. Hình 1
 B. Hình 2
 C. Cả 2 hình đều thuận tiện  
 D. Cả 2 hình đều không thuận tiện

Câu 6: Khi đo khối lượng của một vật, cần phải ước lượng khối lượng vật cần đo để:   
 A. Đo khối lượng cho chính xác
 B. Đọc kết quả đo chính xác
 C. Chọn cân phù hợp
 D. Hiệu chỉnh cân đúng cách

Câu 7: Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là:   
 A. Thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm
 B. Thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm
 C. Thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm
 D. Thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm

Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
 A. Không hiệu chỉnh đồng hồ
 B. Đặt mắt nhìn lệch
 C. Đọc kết quả chậm
 D. Cả 3 nguyên nhân trên.

Câu 9: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp nhất là:   
 A. Cân tạ                          B. Cân Roberval
 C. Cân đồng hồ                D. Cân tiểu li

Câu 10: Em hãy cho biết cách đặt mắt để đọc kết quả đo thời gian nào là đúng?   

       Hình 1                                             Hình 2
 A. Hình 1
 B. Hình 2
 C. Cả 2 hình đều đúng          
 D. Cả 2 hình đều sai

Câu 11: Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 14,3 cm. Học sinh này đã dùng:   
 A. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 0,1 cm
 B. Thước có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 cm
 C. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 0,5 cm
 D. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN 2 mm

Câu 12: Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu?   
 A. 24 kg                                 B. 20 kg 10 lạng
 C. 22 kg                                 D. 20 kg 20 lạng

Câu 13: Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế?   
 A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
 B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí
 C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn
 D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 14: Nhiệt độ là:   
 A. số đo kích thước của vật
 B. lượng chất chứa trong vật
 C. số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật
 D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 15: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là:   
A. 0C                            B. 0F
C. K                              D. Cả 3 đáp án trên đều sai

CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT
   1. Cho các dụng cụ thực hành sau: nến vàng, bát sứ, đèn cồn, tấm thiết, giá kim loại. Dùng các dụng cụ trên, thiết kế thí nghiệm kiểm chứng sự chuyển thể rắn và lỏng.
   2. Cho các dụng cụ thực hành sau: cốc thủy tinh chịu nhiệt, bình cầu đáy tròn chứa nước lạnh, nước, đèn cồn, tấm thiết, giá kim loại. Dùng các dụng cụ trên, thiết kế thí nghiệm kiểm chứng sự chuyển thể lỏng và khí.

CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ
Câu 1: Ở điều kiện thường oxygen tồn tại ở trạng thái gì?
A. Lỏng                                  B. Rắn
C. Khí                                     D. Rắn, lỏng và khí

Câu 2: Ở có hồ nuôi cá cảnh, vì sao người ta thường lắp một máy bơm nước nhỏ để bơm nước liên tục?
A. Do khí oxygen tan nhiều trong nước
B. Do khí oxygen tan ít trong nước
C. Do khí oxygen nặng hơn không khí
D. Do khí oxygen nhẹ hơn không khí

Câu 3: Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí
A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh
B. Thải các khí thải ra môi trường không qua xử lý
C. Đốt rừng làm rẫy
D. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại

Câu 4: Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích như sau:
A. Không chí chứa 78% N2; 21% O2; 1% hỗn hợp CO2, H2O, ...
B. Không chí chứa 78% N2; 18% O2; 4% hỗn hợp CO2, H2O, ...
C. Không chí chứa 78% N2; 20% O2; 2% hỗn hợp CO2, H2O, ...
D. Không chí chứa 78% N2; 16% O2; 6% hỗn hợp CO2, H2O, ...

Câu 5: Không khí sẽ ảnh hưởng đến yếu tố nào sau đây?
A. Thời tiết
B. Khí hậu
C. Cả 2 câu trên đều đúng
D. Cả 2 câu trên đều sai

Câu 6: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
B. Hình thành sấm sét.
C. Tham gia quá trình quang hợp của cây.
D. Tham gia quá trình tạo mây.

Câu 7: Không khí cung cấp chất khí nào giúp duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu?
A. Oxygen.                                  B. Hydrogen.
C. Nitrogen.                                 D. Carbon dioxide

Câu 8: Với vai trò là học sinh, em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí?

CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG.
Câu 1: Vật liệu nào dùng để làm lốp ô tô, xe máy?
A. Cao su.                   B. Tơ sợi.                C. Nhựa.             D. Nilong.

Câu 2: Vật liệu nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường?
A. Pin máy tính.                         B. Ống hút gạo.
C. Túi nilong.                              D. Hộp nhựa

Câu 3: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thủy tinh.            B. Gốm.                  C. Kim loại.               D. Gỗ.

Câu 4: Khi đập quả bóng cao su xuống sàn nhà, quả bóng bị nẩy lên do cao su có tính:
A. dẻo.               B. đàn hồi.                   C. cách nhiệt.              D. cách điện.

Câu 5: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?
A. Xi măng.                                   B. Thép xây dựng.
C. Nhựa composite.                      D. Thủy tinh.

Câu 6: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?
A. Phơi củi cho thật khô.
B. Dùng quạt thổi vào bếp.
C. Chẻ nhỏ củi.
D. Xếp củi chồng sít lên nhau.

Câu 7: Biogas thuộc loại nhiên loại nào?
A. Nhiên liệu hạt nhân.                  B. Nhiên liệu hóa thạch.
C. Nhiên liệu rắn.                           D. Nhiên liệu sinh học.

Câu 8: Loại nhiên liệu nào dưới đây là nhiên liệu rắn?
A. Than đá.                               B. Dầu hỏa.
C. Dầu diesel.                           D. Xăng.

Câu 9: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
A. Gạch xây dựng.                    B. Đất sét.
C. Xi măng.                                D. Ngói.

Câu 10: Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?
A. Gỗ.                    B. Bông.                  C. Dầu thô.              D. Nông sản.

Câu 11: Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là
A. Vật liệu.           B. Nhiên liệu.              C. Nguyên liệu.              D. Khoáng sản.

Câu 12: Để sử dụng nguyên liệu đảm bảo an toàn và hiệu quả thì nguyên liệu phải được sử dụng như thế nào?
A. Thoải mái.                                                 B. Xin phép ở cấp trên.          
C. Theo phương pháp thủ công.                   D. Theo quy trình khép kín.

Câu 13: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A.  Lúa gạo.              B. Ngô.                 C.  Mía.                D. Lúa mì.

Câu 14: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A.  Gạo.                             B. Rau xanh.
C.  Thịt.                              D. Gạo và rau xanh.

Câu 15. Các loại thực phẩm tự nhiên nào dưới đây không có nguồn gốc từ thực vật?
A.  Thịt                   B.  Rau xanh                  C.  Lúa                   D.  Táo

CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT
Câu 1: Chất tinh khiết được tạo ra từ
A. Một chất duy nhất.                          B. Một nguyên tố duy nhất.
C. Một nguyên tử.                               D. Hai chất khác nhau. 

Câu 2: Hỗn hợp được tạo ra từ
A. Nhiều nguyên tử.                                B. Một chất.
C. Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.            D. Nhiều chất để riêng biệt.

Câu 3: Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta có thể dùng biện pháp nào:
A. Khuấy dung dịch                               B. Đun nóng
C. Nghiền nhỏ chất rắn                         D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 4: Không khí là
A. Chất tinh khiết.                            B. Tập hợp các vật thể.
C. Hỗn hợp đồng nhất.                    D. Hỗn hợp không đồng nhất.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
A. Gỗ ép.                                         B. Nước khoáng.
C. Sodium chloride (Muối ăn)          D. Nước biển.

Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây KHÔNG được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường.                               
B. Hỗn hợp nước muối.
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
D. Hỗn hợp nước và rượu.

Câu 7: Hỗn hợp nào sau đây được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước muối.
B. Hỗn hợp nước và dầu ăn.
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.         
D. Hỗn hợp khí carbon dioxide và nước.

Câu 8: Nêu cách tiến hành tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối? Tên phương pháp tách chất được áp dụng?
Câu 9: Nêu cách tiến hành tách cát ra khỏi hỗn hợp nước có lẫn cát? Tên phương pháp tách chất được áp dụng?

CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG
Câu 1: Thành phần nào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào?
A. Nhân tế bào                           B. Lục lạp
C. Màng tế bào                           D. Chất tế bào

Câu 2: Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ những đơn vị nhỏ bé , đơn vị đó là :
A. Các bộ phận trên cơ thể
B. Tế bào
C. Da, thịt ,xương 
D. Nước, chất hữu cơ, chất khoáng

Câu 3: Đặc điểm tế bào nhân thực là:
A. Có thành tế bào
B. Có chất tế bào
C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
D. Có lục lạp

Câu 4: Trong tế bào thực vật, thực hiện chức năng quang hợp là :
A. Tế bào chất                                B. Nhân tế bào
C. Lục lạp                                       D. Màng tế bào

Câu 5: Các thành phần đều có ở tế bào động vật và tế bào thực vật là:
A. Màng tế bào, nhân tế bào, chất tế bào, màng nhân
B. Màng tế bào, không bào, lục lạp ,thành tế bào
C. Nhân tế bào, lục lạp, chất tế bào, màng tế bào
D. Màng nhân , chất tế bào , lục lạp, màng tế bào

Câu 6: Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Câu 7: Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.
Câu 8: Khi bị đứt tay, sau một thời gian vết thương có thể tự lành lại là do:
   A. Tế bào có khả năng chữa lành vết thương.
   B. Tế bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào bị tổn thương.
   C. Các tế bào kết dính làm lành vết thương.
   D. Các tế bào tổn thương có khả năng tự phục hồi.

Câu 9: Vi khuẩn E.coli nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thi cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Hỏi sau 1 giờ 1 vi khuẩn E.Coli đó có thể tạo ra bao nhiêu tế bào con?
 A.4              B. 8                  C. 16                   D. 32

CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
Câu 1: Tập hợp các tế bào giống nhau cùng nhau phối hợp thực hiện chức năng nhất định được gọi là:
   A. Tế bào                      B. Mô                    C. Cơ quan                       D. Hệ cơ quan

Câu 2: Cho các sinh vật sau đây: trùng roi, cây lúa, cây chuối, con lợn, trùng giày, con rắn, con ốc sên, tảo lam, con hà mã, vi khuẩn đường ruột, cây dương xỉ, vi khuẩn lao. Có bao nhiêu sinh vật đơn bào trong các sinh vật trên?
   A. 4                             B. 5                        C. 6                               D. 7

Câu 3: Cho các sinh vật sau đây: trùng roi, cây lúa, cây chuối, con lợn, trùng giày, con rắn, con ốc sên, tảo lam, con hà mã, vi khuẩn đường ruột, cây dương xỉ, vi khuẩn lao. Có bao nhiêu sinh vật đa bào trong các sinh vật trên?
   A. 4                              B. 5                        C. 6                              D. 7

Câu 4: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cà chua bị mất hệ rễ?
Câu  5: Trình bày mối quan hệ từ tế bào đến mô, cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây