© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra cuối học kì 1, Khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức

Thứ sáu - 23/12/2022 10:32
Đề kiểm tra cuối học kì 1, Khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối học kì 1, Khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống, gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, có đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
 Phần 1 - TRẮC NGIỆM (4,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.
B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Câu 2: Tấm kính dùng làm kính lúp
A. có phần rìa dày hơn phần giữa.               
B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. lồi hoặc lõm.                                          
D. có hai mặt phẳng.

Câu 3. Nhóm nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao.      
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía.
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn.

Câu 4. Quá trình nào sau đây cần oxygen?
A. Hô hấp.  B. Quang hợp.      C. Hoà tan.  D. Nóng chảy.

Câu 5: Thép dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, cống được sản suất từ loại nguyên liệu nào sau đây?
A. Quặng bauxite.                     B. Quặng đồng.    
C. Quặng chứa phosphorus.      D. Quặng sắt.

Câu 6: Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm?
A. Điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất.  
B. Đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi.
C. Dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy.        
D. Cho nhiều than, củi vào trong bếp.

Câu 7: Ví dụ nào sau đây không phải là hỗn hợp?
  A. Nước cất.       B. Nước suối.
  C. Nước mưa.     D. Nước biển.

Câu 8: Chất tinh khiết là
A.  chất không lẫn chất nào khác.      
B. chất có lẫn 1 chất khác.
C. chất có lẫn 2 chất khác.       
D. chất có lẫn 3 chất khác.

Câu 9. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào
A. tính chất của chất.                           B. thể của chất.
C. mùi vị của chất.                              D. số chất tạo nên.

Câu 10. Ví dụ nào sau đây là hỗn hợp?
A. dây đồng.         B. dây nhôm.        C. nước biển.        D. Vòng bạc.

Câu 11. Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Nghiền nhỏ muối ăn.                                         
B. Đun nóng nước.
C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.                
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.

Câu 12: Tế bào thực vật gồm những thành phần chính như sau:
A. Nhân, không bào, lục lạp.
B. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
C. Vách tế bào, chất tế bào, nhân, không bào.
D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp.

Câu 13: Màng sinh chất có chức năng
A. bao bọc ngoài chất tế bào.                          
B. làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
C. điều khiển hoạt động sống của tế bào.        
D. chứa dịch tế bào.

Câu 14. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quy định điều đó?
A. Không bào.                B. Nhân.        
C. Vách tế bào.               D. Màng sinh chất.

Câu 15: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
A. Viêm gan B, AIDS, sởi.                     
B. Tả, sởi, viêm gan A.
C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B.           
D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da.

Câu 16: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?
A. Bệnh kiết lị.                          B. Bệnh tiêu chảy.
C. Bệnh vàng da.                       D. Bệnh đậu mùa.

Phần 2 - TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm). Trình bày chức năng các thành phần chính của tế bào?
Câu 2: (1,5 điểm).

1. Quan sát hình ảnh, hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới?
2. Lấy ví dụ minh họa cho mỗi giới.

Câu 3: (2,0 điểm).
a. Quan sát hình ảnh và cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô ?

b. Qua hình ảnh dưới đây hãy cho biết lá cây được cấu tạo từ những loại mô nào? Mô và cơ quan có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Câu 4: (1,0 điểm). Trình bày cách đổi 50oC sang độ F một cách chính xác và nhanh chóng theo công thức chúng ta làm như thế nào?
------------------HẾT-------------------
 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
 
Phần 1 - Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm
1.D 2.B 3.C 4.A 5.D 6.B 7.A 8.A
9.D 10.C 11.D 12.B 13.A 14.C 15.A 16.D

Phần 2 - Tự luận
Câu Nội dung Điểm
1
(1,5đ)
- Màng tế bào: tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
- Tế bào chất: là nơi xảy ra của các hoạt động trao đổi chất (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng, tạo ra các chất để tăng trưởng, …)
- Nhân: nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
0,5

0,5


0,5
2
(1,5đ)
a. Sinh vật được chia thành 5 giới: Giới khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật. Mỗi giới 0,1
b. Lấy ví dụ cho mỗi giới:
 - Giới Khởi sinh: vi khuẩn E.coli,...
- Giới nguyên sinh: tảo, nấm nhầy, trùng roi,...
- Giới nấm: nấm men, nấm sợi, nấm mốc
- Giới thực vật: cỏ, hoa, lúa, rêu...
- Giới động vật: gấu, cá, chim, khỉ,...
Mỗi giới 0,2

3
(2đ)
a) Mối quan hệ từ tế bào đến mô: các tế bào thực hiện cùng một chức năng tập hợp lại thành một nhóm tạo thành mô. 1
b)
- Lá cây được tạo nên từ những loại mô sau: mô biểu bì, mô giậu, mô mềm, mô dẫn.
- Mối liên hệ giữa mô và cơ quan: cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.

0,5

0,5
4
(1,0đ)
Công thức đổi từ Celsus sang Fahrenheit: °F = 9/5C+32
Bước 1: Chia 9/5 = 1.8
Bước 2: Nhân với 50 (giá trị nhiệt độ C). 1.8 x 50 = 90
Bước 3: Lấy kết quả  90 + 32 = 122
Như vậy: 50oC bằng 122 độ F
0,25
0,25
0,25
0,25
---------- Hết ----------

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây