© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 10: CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ

Chủ nhật - 23/10/2022 09:56
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 10: CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 10: CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ. Kiến thức trọng tâm cần nhớ và hướng dẫn trả lời câu hỏi - Gợi ý trả lời câu hỏi phát triển năng lực

Bài 10: CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ

 

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Chất có thể tồn tại ở ba thể: Rắn, lỏng, khí.
+ Thể rắn: Có hình dạng cố định, không có khả năng lan truyền (không chảy được) và rất khó nén.
+ Thể lỏng: Có hình dạng của phần vật chứa nó, có khả năng chảy tràn, khó nén.
+ Thể khí: Có hình dạng của vật chứa nó, dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng, dễ bị nén.
- Ở nhiệt độ thích hợp, giữa các thể của chất có thể chuyển đổi qua lại lẫn nhau:
+ Thể rắn (sự nóng chảy) -> thể lỏng
+ Thể lỏng (sự đông đặc) -> thể rắn
+ Thể lỏng (sự hoá hơi) -> thể khí
+ Thể khí (ngưng tụ) -> thể lỏng   

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 30)
Hướng dẫn trả lời:
1.
- Chất ở thể rắn: Muối ăn, đường, than đá,...
- Chất ở thể lỏng: Dầu ăn, dầu hỏa, xăng,... 
- Chất ở thể khí: Oxygen, hydrogen, carbon dioxide,...

2. Không thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định được (vì thể lỏng luôn có hình dạng của phần vật chứa nó)

Câu hỏi: (Mục I - Trang 31)
1. Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa => Điều này thể hiện tính chất dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng của chất ở thể khí.
2. Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống => Điều này thể hiện tính chất chảy và lan truyền được của chất ở thể lỏng
3. Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày => Điều này thể hiện tính chất có hình dạng cố định, không bị chảy, không bị lan truyền của chất rắn.

Câu hỏi: (Mục II. 1 - Trang 32):
Hướng dẫn trả lời:
1. Thủy ngân là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
2. Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng => cục nước đá bị tan ra thành nước lỏng vì nhiệt độ phòng cao hơn nhiệt độ nóng chảy của nước (0°C).
3.
- Vào mùa đông, nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đông đặc của nước nên nước trong thác bị đóng băng. Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
- Đến mùa hè, nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của nước nên băng ở thác nước lại tan ra. Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Câu hỏi: (Mục II.2 - Trang 34)
Hướng dẫn trả lời:
1.
- Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ: Xảy ra ở mọi nhiệt độ.
- Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ:
+ Sự bay hơi: Xảy ra sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.
+ Sự ngưng tụ: Xảy ra quá trình ngược lại, chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng.
2.
- Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự sôi: Đều xảy ra sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.
- Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi:
+ Sự sôi: Xảy ra tại nhiệt độ xác định.
+ Sự bay hơi: Xảy ra tại mọi nhiệt độ. 

* Câu hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục I - Trang 30)
Gợi ý:
  Chất ở thể rắn Chất ở thể lỏng Chất ở thể khí
Hình dạng Có hình dạng cố định Có hình dạng của một phần vật chứa Có hình dạng của vật chứa (chiếm đầy thể tích vật chứa)
Khả năng chịu nén Không bị nén Khó bị nén (hầu như không bị nén) Dễ dàng bị nén

Câu hỏi: (Mục II. 1 - Trang 33)
Gợi ý:
1. Ta có bảng số liệu sau:
Thời gian (phút) Nhiệt độ (°C) Thể
Ban đầu 0 Rắn
1-8 0 Rắn và lỏng
9 5 Lỏng
10 8 Lỏng

2. Nhận xét: Nhiệt độ của nước đá không thay đổi trong quá trình nóng chảy.

Câu hỏi: (Mục 11.2 - Trang 35)
Gợi ý:
1.
Thời gian Nhiệt độ (°C) Hiện tượng
Ban đầu 34 Không thấy hiện tượng gì/nước bay hơi
1 phút 57 Không thấy hiện tượng gì/nước bay hơi
2 phút 72 Không thấy hiện tượng gì/nước bay hơi
3 phút 89 Không thấy hiện tượng gì/nước bay hơi
4 phút 100 Nước sôi
5 phút 100 Nước sôi
 
2. Nhiệt độ của nước không thay đổi trong quá trình nước sôi. 

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Tại sao chất ở thể rắn lại có hình dạng cố định?
Gợi ý:
Chất đều được cấu tạo từ các “hạt” vô cùng nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Trong chất ở thể rắn, các hạt này được sắp xếp theo một trật tự nhất định và chỉ chuyển động tại chỗ (dao động quanh 1 vị trí cố định). Vì thế, chất ở thể rắn luôn có hình dạng cố định.

Câu hỏi 2: Tại sao người ta thường tính độ cao của núi so với mực nước biển?
Gợi ý:
Trong điều kiện bình thường, nước biển ở trạng thái lỏng. Mà khi ở thể lỏng, các “hạt” cấu tạo nên chất không ở vị trí cố định, chúng chuyển động trượt lên nhau nên bề mặt của chất ở thể lỏng luôn là mặt phẳng theo phương ngang. Chính vì thế, khi xác định độ cao của núi, người ta thường so với mực nước biển.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây