© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 9: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT

Thứ ba - 18/10/2022 10:38
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 9: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 9: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT. Kiến thức trọng tâm cần nhớ và hướng dẫn trả lời câu hỏi - Gợi ý trả lời câu hỏi phát triển năng lực

Bài 9: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


- Chất ở xung quanh chúng ta, vô cùng đa dạng. Chất có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
- Chất tạo nên các vật thể:
+ Vật thể tự nhiên: Có sẵn trong tự nhiên.
+ Vật thể nhân tạo: Do con người tạo ra.
+ Vật sống: Có khả năng trao đổi chất với môi trường, tạo nên sự phát triển (lớn lên, sinh sản, cảm ứng,...).
+ Vật không sống: không có các khả năng như vật sống.
- Mỗi chất có những tính chất nhất định:
+ Tính chất vật lí: Các tính chất về trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy,...
+ Tính chất hóa học: Thể hiện khả năng biến đổi từ chất này thành chất khác.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 28)
Hướng dẫn trả lời:
1.
- Vật thể tự nhiên: Núi đá vôi, con sư tử, cây cao su.
- Vật thể nhân tạo: Bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có ga.
- Vật sống: Con sư tử, cây cao su.
- Vật không sống: Núi đá vôi, bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có ga.
2. Các chất có trong vật thể mà em biết:
Vật thể Chất tạo nên vật thể
- Bút chì
- Bàn học
- Con người
- Bánh mì
- Nước khoáng
- Gỗ (cellulose), than chì
- Gỗ (cellulose), sắt,...
- Protein, lipid, nước,...
- Tinh bột, bột nở, nước,...
- Nước, các chất khoáng,...

Câu hỏi: (Mục II - Trang 29):
Hướng dẫn trả lời:
1. Sự biến đổi chất tạo ra chất mới là tính chất hóa học.
2. Nhận xét nói về tính chất hóa học của sắt là:
b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

* Câu hỏi hoạt động: (Mục II - Trang 29)
Gợi ý:
1. Cả đường và muối ăn đều có màu trắng, không mùi, ở thể rắn và tan được trong nước.
2. Khi đun nóng, đường bị biến đổi thành chất khác (đường từ màu trắng bị biến đổi thành màu nâu đen).

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể, từ nào chỉ chất?
a. Cái quạt được làm từ sắt và chất dẻo.
b. Cơ thể sứa có khoảng 95% là nước.
c. Alumina (Al2O3) có nhiều trong các quặng bauxite ở Tây Nguyên.
d. Trong quả chanh có nước, acid citric và một số chất khác.
Gợi ý:
Câu Vật thể Chất
a Cái quạt Sắt, chất dẻo
b Cơ thể sứa Nước
c Quặng bauxite Alumina
d Quả chanh Nước, acid citric

Câu hỏi 2: Hãy chỉ ra đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hóa học trong các câu sau:
a. Làm bay hơi nước biển ta thu được muối.
b. Nến cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.
c. Hòa tan đường vào nước thành nước đường.
d. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ta thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide. 

Gợi ý:
Câu Tính chất vật lí Tính chất hóa học
a Làm bay hơi nước biển ta thu được muối.  
b   Nến cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.
c Hòa tan đường vào nước thành nước đường.  
d   Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ta thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây