© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 7: Đo thời gian

Thứ bảy - 17/09/2022 11:00
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 7: Đo thời gian
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 7: Đo thời gian. Kiến thức trọng tâm cần nhớ và hướng dẫn trả lời câu hỏi - Gợi ý trả lời câu hỏi phát triển năng lực

Bài 7: ĐO THỜI GIAN

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM  

- Đơn vị hợp pháp của thời gian là giây (s), ngoài ra còn có đơn vị khác như:
1 phút = 60 giây; 1 giờ (h) = 60 phút; 1 ngày = 24 giờ; tháng, năm, thập niên, thế kỷ,...
- Để đo thời gian người ta sử dụng đồng hồ.
- Khi sử dụng đồng hồ để đo chính xác thời gian của một hoạt động cần lưu ý:
+ Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.
+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục II - Trang 23)
Hướng dẫn trả lời:
1. Đồng hồ bấm giây, vì lúc này kết quả thu được có độ chính xác cao.
2. Cả 3 thao tác theo thứ tự c - a - b.

* Câu hỏi hoạt động: (Mục II - Trang 23)
Gợi ý:
1. Thi chạy, thi đấu cờ vua, thi đấu bóng đá, bóng chuyền,...
2. Dùng một đồng hồ bấm giây bỏ vào túi hoặc đeo ở ngực để đo thời gian khi bắt đầu đi bộ và dùng cách đếm thầm để ước lượng thời gian, sau đó so sánh kết quả giữa đồng hồ đo được và đếm thầm.
3. Bật bài hát “Đội ca” dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian từ lúc bài hát bắt đầu đến khi bài hát kết thúc, ghi lại kết quả.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi: Trong gia đình em dùng loại đồng hồ nào? Trong thi chạy 100m có nên dùng đồng hồ gia đình các em đang sử dụng không, vì sao? Theo em nên dùng loại nào?
Gợi ý:
- Đồng hồ để bàn, đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử.
- Trong thi chạy 100m không nên dùng đồng hồ gia đình các em đang sử dụng vì kết quả đo không chính xác.
- Nên dùng đồng hồ bấm giây.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây