© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 6: Đo khối lượng

Thứ sáu - 12/08/2022 10:49
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 6: Đo khối lượng
- Khối lượng của một vật là số đo lượng chất của vật đó.
- Dụng cụ thông thường dùng để đo khối lượng cửa một vật là các loại cân như: Cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, cân điện tử, cân Rô-béc-van,...

BÀI 6: ĐO KHỐI LƯỢNG

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM  
- Khối lượng của một vật là số đo lượng chất của vật đó.
- Dụng cụ thông thường dùng để đo khối lượng cửa một vật là các loại cân như: Cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, cân điện tử, cân Rô-béc-van,...
- Đơn vị đo khối lượng là: Kg (kilôgam), ngoài ra có các đơn vị khác như:
1 miligam (mg) = 0,001 g 1 gam (g) = 0,001 kg
1 héc tô gam (1 lạng) = l00g 1 yến = 10 kg
1 tạ = 100 kg 1 tấn (1 t) = 1000 kg
- Dùng cân đồng hồ
+ Ước lượng khối lượng của vật để chọn cần có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.
+Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
+ Đặt vật cần cân lên đĩa cân.
+ Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.
+ Đọc và ghi kết quả đo.
- Dùng cân điện tử (tuỳ vào từng loại cân mà chúng ta có các cách sử dụng khác nhau., thường có hướng dẫn sử dụng đi kèm khi mua sản phẩm)
+ Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích (nhấn nút “UNITS” để chọn: g, kg...).
+ Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân (nhấn nút “TARE” để cân tự động khấu trừ khối lượng của vật chứa).
+ Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hoá chất lên đĩa cân, bản cân (tránh để dầu, mỡ hoặc bột dính lệch kết quá đo).

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi: (Mục II - Trang 20)
Hướng dẫn trả lời:
1. Ra chợ mua thịt lợn, mua gạo.
2. Xác định khối lượng cơ thể bản thân, dựa vào hình thể của bạn để dự đoán khối lượng của bạn có thể bằng hoặc lớn hơn, nhỏ hơn bản thân bao nhiêu.

Câu hỏi: (Mục III - Trang 21)
Hướng dẫn trả lời:
a) Sai - Đặt lại cân ở nơi có bề mặt bằng phẳng 
b) Đúng
c) Sai - Thu gọn vật lại (nếu có thể) hay dùng một mặt phẳng khác để chứa vật cần đo hoặc sử dụng cân đòn.
d) Sai - Đặt vật cân bằng vào giữa đĩa cân
e) Đúng - Khi kim đứng yên (cân đồng hồ) hoặc đồng hồ báo khối lượng (cân điện tử) không nháy số mới đọc kết quả.

* Câu hỏi hoạt động: (Mục III - Trang 21)
Gợi ý:
1. Lấy chai nước lọc 1500ml ước lượng khối lượng rồi dùng cân đồng hồ để kiểm tra kết quả ước lượng (lớn hơn 1,5 kg - phụ thuộc vào khối lượng vỏ chai)
2. Để kết quả thu được chính xác hơn cần chú ý:
+ Ước lượng khối lượng của vật để chọn cần có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.
+ Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
+ Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cần ở đầu kim cân.
3. Hỏng cân.

IV. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu hỏi 1: Ước lượng khối lượng đồ vật em yêu thích, dùng cân để kiểm tra lại kết quả.
Gợi ý:
- Xác định đồ vật.
- Xác định loại cân sử dụng để kiểm tra kết quả (giới hạn đo, độ chia,...).

Câu hỏi 2: Quan sát ở bưu điện nơi em sinh sống thường sử dụng loại cân khối lượng nào?
Gợi ý:
- Cân điện tử (cân những vật có khối lượng dưới 5 kg).
- Cân đồng hồ (cân những vật có khối lượng trên 5 kg).

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây