© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Thứ năm - 07/07/2022 09:47
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học
Kính hiển vi là một thiết bị dùng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được bằng cách tạo ra các hình ảnh phóng đại của vật thể đó. Kính hiển vi có thể phóng đại hình bình thường lên từ 40 - 3000 lần.

Bài 4: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Kính hiển vi là một thiết bị dùng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được bằng cách tạo ra các hình ảnh phóng đại của vật thể đó. Kính hiển vi có thể phóng đại hình bình thường lên từ 40 - 3000 lần.
- Các bộ phận chính của kính hiển vi quang học:
+ Hệ thống giá đỡ: Chân kính, thân kính, bàn kính
+ Hệ thống phóng đại: Thị kính, vật kính, ống kính
+ Hệ thống chiếu sáng: Gương phản chiếu ánh sáng hoặc đèn chiếu sáng
+ Hệ thống điều chỉnh: Ốc to, ốc nhỏ, núm điều chỉnh độ sáng của đèn,...
- Cách sử dụng kính hiển vi:
+ Chọn vật kính x40
+ Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính
+ Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản.
+ Vặn ốc theo chiều kim đồng 110 để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản. Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tiêu bản của mẫu vật.
+ Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tiêu bản rõ nét.
- Cách bảo quản kính:
+ Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng.
+ Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để tránh bị mốc. 
+ Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính bằng giấy mềm chuyên dụng có tấm xylene hoặc cồn.
+ Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi: (Mục I - Trang 15)
Hướng dẫn trả lời:
- Mẫu vật có kích thước lớn thì quan sát bằng kính lúp như:
a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong).
b) Giun, sán dây.
c) Các tép cam, tép bưởi.
- Mẫu vật quan sát phải dùng kính hiển vi là:
d) Các tế bào thực vật, động vật (vì chúng có kích thước nhỏ nên phải dùng kính hiển vi quang học có độ phóng đại từ 40 - 3000 lần mới quan sát được).

*Câu hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục II - Trang 16)
Gợi ý:
a) Các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
- Chọn vật kính x40
- Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính
- Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản.
- Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản. Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.
- Vặn ốc nhỏ thật chậm, đen khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.
b) Hình dạng tế bào lá cây (học sinh quan sát, vẽ và mô tả lại)

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu hỏi 1: Nêu vai trò của kính hiển vi quang học trong nghiên cứu khoa học?
Gợi ý:
- Kính hiển vi là công cụ quan trọng và cần thiết sử dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau của ngành nghiên cứu khoa học.
- Kính hiển vi được sử dụng để phóng đại, quan sát, đo lường, phân tích và dữ liệu hóa các kết quả nghiên cứu và thậm chí thao tác với các mẫu vật bằng các thiết bị cơ học hoặc nguồn sáng,... 

Câu hỏi 2: Vì sao sau khi sử dụng kính hiển vi cần: Lau khô, để nơi khô ráo và phải được bảo dưỡng định kỳ?
Gợi ý:
Sau khi sử dụng kính hiển vi cần: Lau khô, để nơi khô ráo và phải được bảo dưỡng định kỳ vì: Để các bộ phận nhất là bộ phận quang học (thị kính, vật kính,...) không bị mốc. Nếu các bộ phận này bị mốc khi quan sát liêu bản sẽ khó, nhìn không rõ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây