© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

Thứ năm - 23/06/2022 10:12
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 2: An toàn trong phòng thực hành
- Để an toàn trong phòng thực hành cần chú ý các kí hiệu về: Cảnh báo cháy, chất độc, nguồn điện nguy hiếm, thủy tinh dễ võ; dụng cụ sắc nhọn,...

Bài 2: AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Để an toàn trong phòng thực hành cần chú ý các kí hiệu về: Cảnh báo cháy, chất độc, nguồn điện nguy hiếm, thủy tinh dễ võ; dụng cụ sắc nhọn,...
- Quy định trong phòng thực hành:
+ Thực hiện đúng nội quy của phòng thực hành.
+ Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo.
+ Không mang các vật dụng không liên quan vào phòng thực hành, không đùa nghịch, phải giữ trật tự.
+ Giữ phòng thực hành ngăn nắp, sạch sẽ.
+ Cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị, hóa chất nguy hiểm.
+ Khi gặp sự cố phải thông báo cho giáo viên.
+ Kết thúc buổi học phải thu gom hóa chất, chất thải, vệ sinh các dụng cụ và rửa tay bằng xà phòng.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi: (Mục 1 - Trang 11)
Hướng dẫn trả lời:
- Ý nghĩa của mỗi biển báo:
+ Biển báo a: cấm sử dụng nước uống.
+ Biển báo b: cấm lửa.
+ Biển báo c: cấm mang đồ ăn, nước uống.
- Đặc điểm chung của 3 biển: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng (biển báo cấm).

Câu hỏi: (Mục 1 - Trang 12)
Hướng dẫn trả lời:
1. Cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hoá chất: Đe tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt và cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khoẻ.
2. a) Chúng ta cần tuân thủ những nội quy, quy định trong phòng thực hành để:
- Hoàn thành tốt nội dung bài học theo yêu cầu của giáo viên.
- Tránh những rủi ro có thể xảy ra với bản thân và người khác.
b) Hình a: Cảnh báo điện cao thế.
Hình b: Cảnh báo về chất ăn mòn.
Hình c: Cảnh báo về chất độc.
Hình d: Cảnh báo về chất độc sinh học.

*Câu hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục II - Trang 12)
Gợi ý:
Tình huống “an toàn” Tình huống “không an toàn”
a,d,e,g,h b,c

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu hỏi 1: Cách nhận dạng biển báo nguy hiếm và biến báo cấm?
Gợi ý:
- Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số màu đen thể hiện điều cấm, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt,...
- Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác đều (chỉ một số trường hợp hình tròn,...) viền đen nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu,...

Câu hỏi 2: Trong phòng thí nghiệm da bị tiếp xúc với các hóa chất không mong muốn. Theo em việc sơ cứu ban đầu cần làm để hạn chế nguy hiểm ở mức tối thiểu là gì?
Gợi ý:
- Trường hợp tiếp xúc ít có thể dùng nước rửa nhiều lần dưới vòi nước lạnh để làm trôi các hóa chất trên da.
- Trường hợp tiếp xúc nhiều chưa làm tổn thương da quá lớn tiến hành như trên và kịp thời đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Trường hợp tiếp xúc gây bỏng nặng nguy hiểm đến tính mạng cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây