Bài 5: ĐO CHIỀU DÀI
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Đo chiều dài bằng thước, trước khi đo ước lượng chính xác để sử dụng dụng cụ do chiều dài hợp lý.
- Hệ đơn vị đo của nước ta đang sử dụng là m:
1kilomet (km) = 1000met (m) hay (lm = 0,00lkm)
1 m = 100 centimet (cm) hay 1 (cm) = 0,01 m
1 milimet (mm) = 0,001 (m) hay (lm = 1000mm)
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi: (Mục I - Trang 17)
Hướng dẫn trả lời:
a) Đơn vị centimet hoặc có thể mét.
b) Đơn vị mét (m)
c) Đơn vị milimet hoặc có thể xentimét.
d) Đơn vị milimet (mm)
e) Đơn vị kilomet (km)
Câu hỏi: (Mục II - Trang 18)
Hướng dẫn trả lời:
1.
a) Giới hạn đo của thước hình 5.2.a là 100cm và độ chia nhỏ nhất là 0,5cm - 5mm.
b) Giới hạn đo của thước hình 5.2.b là l0cm và độ chia nhỏ nhất là 0,5cm = 5mm.
c) Giới hạn đo của thước hình 5.2.c là l0cm và độ chia nhỏ nhất là 0,1 cm = 1 mm.
2.
a) Để đo bước chân ta dùng thước thang.
b) Để đo chu vi của ngoài miệng cốc ta dùng thước dây.
c) Để đo độ cao cửa ra vào của lớp học ta dùng thước cuộn.
d) Để đo đường kính trong của miếng cốc ta dùng thước kẹp (thước cặp) - sử dụng Mục đo trong.
e) Để đo đường kính ngoài của ống nhựa ta dùng thước kẹp (thước cặp) - sử dụng Mục đo ngoài.
Câu hỏi: (Mục III - Trang 18)
Hướng dẫn trả lời:
1. Để chọn được dụng cụ đo có đơn vị phù hợp vật cần đo.
2. Cách đặt thước và đặt mắt của bạn khi tiến hành đo chiều dài của một chiếc lá như trong Hình 5.3 là sai. Các lỗi sai gồm: lỗi đặt thước, lỗi mắt nhìn vạch chia của thước. Cụ thể là:
- Lỗi đặt thước đo: Thước đặt trong phép đo không theo chiếc lá mà đặt thước đúng là đặt thước dọc theo chiều dài chiếc lá, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của chiếc lá.
- Lỗi đặt mắt nhìn vạch chia của thước là: Mắt nhìn không vuông góc với vạch chia của thước - Người đo lúc này đang nhìn xiên vào nên giá trị đo được bị sai lệch, cách nhìn đúng là đặt mắt nhìn vuông góc với vạch chia của thước.
Hướng dẫn nội dung hoạt động (Mục III - Trang 19)
Gợi ý:
- Sử dụng thước thang, thước dây, hoặc thước cuộn có độ chia nhỏ nhất là mm, chiều dài khoảng 35 cm - 40 cm.
- Thực hiện đo 3 lần, ghi kết quả vào bảng và lấy tổng giá trị đo 3 lần chia 3.
III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu hỏi 1: Em hãy chọn thước đo và sử dụng thước đo đã chọn để đo chiều dài, chiều rộng, đường chéo tivi nhà mình đang sử dụng?
Gợi ý: Sử dụng thước thang, thước dây, hoặc thước cuộn có độ chia nhỏ nhất là mm, chiều dài khoảng 50 cm - 200 cm, chú ý 1 inch = 2,54 cm.
Câu hỏi 2: Đo thể tích của một quả trứng gà?
Gợi ý:
- Sử dụng 1 bình đựng nước có chia thể tích, ghi nhận lại giá trị thể tích của nước trước khi bỏ trứng vào và sau khi bỏ trứng vào.
- Mức chênh lệch thể tích nước sau bỏ trứng vào với thể tích nước trước bỏ trứng là thể tích quả trứng.