© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, BÀI 14: MỘT SỐ NHIÊN LIỆU

Chủ nhật - 06/11/2022 09:20
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, BÀI 14: MỘT SỐ NHIÊN LIỆU
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, BÀI 14: MỘT SỐ NHIÊN LIỆU. Kiến thức trọng tâm cần nhớ và hướng dẫn trả lời câu hỏi - Gợi ý trả lời câu hỏi phát triển năng lực.

BÀI 14: MỘT SỐ NHIÊN LIỆU

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Nhiên liệu là những chất cháy được và tỏa nhiều nhiệt.
- Nhiên liệu có thể tồn tại ở cả 3 thể:
+ Thể rắn: Than, gỗ,...
+ Thể lỏng: Xăng, dầu,...
+ Thể khí: Khi gas, methane (khí metan),...
- Nguồn nhiên liệu hóa thạch ở nước ta chủ yếu là: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,... gần cạn kiệt => cần sử dụng hợp lí và tìm các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái sinh để thay thế: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học,...

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu Hỏi: (Mục 1 - Trang 50)
Hướng dẫn trả lời:
1. Nhiên liệu có thể tồn tại ở cả 3 thể:
+ Thể rắn: Than, gỗ,...
+ Thể lỏng: Xăng, dầu,... 
+ Thể khí: Khí gas, methane (khí mê tan),...
2.
Nhiên liệu Ứng dụng
Dầu hỏa Đốt đèn dầu, bếp dầu. nhiên liệu cho động cơ xe. máy phát điện,...
Gỗ (gỗ vụn, mục,...) Làm củi đun nấu, sưởi ấm
Xăng Nhiên liệu chạy động cơ xe máy, ô tô,...
Than đá Nhiên liệu cho lò cao, lò nung vôi, sản xuất xi măng,...
Khí thiên nhiên Gas để nấu ăn, chạy máy phát điện, bình nước nóng,...

Câu hỏi: (Mục II - Trang 51)
1.
- Các nhiên liệu thường dùng trong đun nấu: Gas, củi, dầu hỏa,...
- Cách dùng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm:
+ Khi đun nấu, điều chỉnh lửa vừa phải với diện tích đáy nồi, tránh để lửa quá to gây lãng phí nhiên liệu.
+ Đối với nhiên liệu gas là chất khí cực kì dễ bắt lửa nên cần kiểm tra sự rò rỉ khí gas thông qua mùi đặc trưng của gas.
+ Khi phát hiện gas bị rò rỉ, cần khóa van gas, tìm điểm rò rỉ (tuyệt đối không dùng lửa để soi tìm) hoặc thông báo ngay cho nhân viên kỹ thuật xử lí.

2. Một số tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch: Dễ gây ô nhiễm không khí (do quá trình đốt cháy xảy ra không hoàn toàn, tạo nhiều khí carbon dioxide), gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên,...

Câu hỏi: (Mục 111 - Trang 51)
Một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế nguồn năng lượng hóa thạch:
- Năng lượng gió.
- Năng lượng thủy triều.
- Năng lượng mặt trời.
- Năng lượng sinh học,...

* Câu hỏi hoạt động
Câu hỏi: (Mục II - Trang 51)
Gợi ý:
1. - Tính bắt lửa của gas, dầu, than: Gas dễ bắt lửa nhất, rồi đèn dầu, than củi khó nhất. 
- Để dập tắt bếp than củi, em có thể làm theo cách sau: Phủ cát, tro hoặc dội nước lên để làm giảm nhiệt độ cháy.
2.
Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng vì xăng, dầu là những chất bay hơi ở nhiệt độ phòng.
3.
Các tính chất của nhiên liệu mà em quan sát thấy:
- Than đá: Chất rắn, màu đen, không tan trong nước.
- Xăng, dầu: Chất lỏng, bay hơi, không tan trong nước.
- Cồn: Chất lỏng, bay hơi, tan được trong nước.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Em hãy kể tên các nguồn năng lượng được sử dụng ở gia đình và địa phương em?
Gợi ý:
- Tùy theo gia đình mà các nguồn năng lượng có thể dùng là: Gas, dầu, củi, than đá, than tổ ong, năng lượng mặt trời,...
- Tùy theo từng địa phương mà nguồn năng lượng có thể dùng là: Năng lượng nước (thủy điện), năng lượng gió, năng lượng mặt trời,...

Câu hỏi 2: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của các nguồn năng lượng mà em biết?
Gợi ý:
1. Các nguồn năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên,...)
- Ưu điểm: Dễ khai thác, dễ chế biến, dễ trao đổi, mua bán,...
- Nhược điểm:
+ Là nguồn năng lượng không tái tạo, đang ngày càng cạn kiệt.
+ Gây tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của con người.

2. Các nguồn năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, năng lượng thủy triều,...)
- Ưu điểm:
+ Là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm, có nhiều ứng dụng hữu ích (tiết kiệm điện năng cho các hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp,...)
+ Là nguồn năng lượng lớn, có khả năng tái tạo nên không sợ cạn kiệt, có thể sử dụng cho nhiều nhu cầu và các địa điểm khác nhau. 
+ Là nguồn năng lượng thiên nhiên nên chi phí nhiên liệu và chi phí báo dưỡng thấp, độ bền cao.
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư ban đầu cao.
+ Hiệu suất hoạt động có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, thiên nhiên.
+ Năng lượng tái tạo rất khó khăn khi phải sản xuất một lượng điện lớn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây