© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 12: MỘT SỐ VẬT LIỆU

Thứ bảy - 29/10/2022 10:27
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 12: MỘT SỐ VẬT LIỆU
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 12: MỘT SỐ VẬT LIỆU. Kiến thức trọng tâm cần nhớ và hướng dẫn trả lời câu hỏi - Gợi ý trả lời câu hỏi phát triển năng lực

CHƯƠNG III. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THÔNG DỤNG

 

Bài 12: MỘT SỐ VẬT LIỆU

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Các loại vật liệu khác nhau thì có các tính chất khác nhau.
- Dựa vào tính chất của vật liệu, người ta sử dụng vật liệu vào các mục đích khác nhau phục vụ cho cuộc sống.
- Các vật liệu phải được sử dụng một cách tiết kiệm và không sử dụng
các vật liệu gây hại cho môi trường.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 42)
Hướng dẫn trả lời:
1.
Đồ dùng Vật liệu
Lốp xe Cao su
Bàn Gỗ
Cốc Thuỷ tinh
Chậu Nhựa
Báy Sứ
Thìa, nĩa, dao Kim loại (inox)

2. Ví dụ về vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau:
- Cái cốc, cái bát,...có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau: Sứ, thủy tinh, nhựa, inox,...
- Cái bàn có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau: Gỗ, nhựa, nhôm - kính, inox,...
3. Ví dụ về một vật liệu có thể làm ra được nhiều vật dụng khác nhau:
- Thủy tinh có thế dùng dế làm: Cốc, bát, nồi, lọ hoa,....
- Gỗ có thể làm: Bàn, ghế, hộp cắm bút, giá sách, tủ bếp,...
- Nhựa có thể được dùng làm: Cốc, xô, chậu, dép, bát, đĩa,...

Câu hỏi: (Mục 11 - Trang 44)
Hướng dẫn trả lời:
1. Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng các vật liệu như: Kim loại, nhựa.
- Thân ấm làm bằng kim loại (inox): Chịu nhiệt, bền, chắc.
- Tay cầm, nấp ấm làm bằng nhựa: Cách nhiệt, cách điện. 
- Thanh cấp nhiệt làm bằng thép: Dẫn điện, dẫn nhiệt, giúp làm nóng và sôi nước.
- Dây điện có lõi bằng đồng để dẫn nhiệt và lớp vỏ bằng nhựa đế cách điện, cách nhiệt
2.
Đồ vật Vật liệu Tính chất Công dụng
Chiếc ấm Gốm, sứ Cứng, không thấm nước, dẫn nhiệt kém,... Pha trà
 
Đồ chơi Nhựa Bền, nhẹ, dễ làm sạch, an toàn với trẻ em,... Đồ chơi
 
Bình, lọ thí nghiệm Thúy tinh Cứng, trong suốt, không bị ăn mòn bởi các hóa chất thông dụng Đựng, đong hóa chất
 
Bàn Gỗ Bền, cứng, chắc, chịu lực tốt,...  Để đồ vật
 
Nồi Kim loại Cứng, bền, chắc, dần nhiệt tốt,... Nấu ăn
 
Găng tay Cao su Đàn hồi, không thấm nước,... Bảo vệ tay
 

3. Cách sử dụng một số đồ vật trong gia đình để đảm bảo an toàn:
- Tránh bị bỏng: Dùng găng tay, vải lót khi cầm, nắm đồ vật,...
- Tránh bị điện giật: Tránh tiếp xúc với nguồn điện, sử dụng các đồ vật có khả năng cách điện,...

Câu hỏi: (Mục III - Trang 45)
Hướng dẫn trả lời:
1. Cách xử lí các đồ vật bỏ đi trong gia đình
Các đồ vật bỏ đi Cách xử lí
a. Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nylon Làm sạch và tái sử dụng.
b. Quần áo cũ Tặng các bạn ở vùng khó khăn
Cắt may lại thành các vật dụng mới: vỏ gối, tạp dề, thảm chùi chân,...
c. Đồ điện cũ, hỏng Mang đến các trung tâm thu gom đồ điện, điện tử để tái chế.
d. Pin điện hỏng Mang đến các trung tâm thu gom pin đã xử lí, tuyệt đổi không vứt vào thùng rác, vì pin có chứa nhiều chất độc gây hại cho môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn đất và nguồn nước.
e. Đồ gỗ đã qua sử dụng Đem tặng người nghèo, đóng mới thành các vật dụng khác, làm củi đun nau (nếu không thể tái sứ dụng được nữa),...
 
g. Giấy vụn Thu gom làm kế hoạch nhỏ, bán cho các cửa hàng thu gom giấy vụn đế tái chế.

2. Phân loại rác dễ phân hủy từ thức ăn bỏ đi, thu gom lại rồi làm phân bón cho cây trồng.
* Câu hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục II - Trang 43)
1.
Vật liệu Đèn sáng hay không sáng Vật liệu dẫn điện hay không dẫn điện
Kim loại Sáng Dẫn điện
Nhựa Không sáng Không dẫn điện
Gỗ Không sáng Không dẫn điện
Cao su Không sáng Không dẫn diện
Thủy tinh Không sáng Không dẫn diện
Gốm Không sáng Không dẫn diện

2.
Vật liệu Chiếc thìa nóng hơn/lạnh hơn/không nhận thấy sự thay đổi Vật liệu dẫn điện tốt hay không
Khi nhúng vào nước nóng Khi nhúng vào nước lạnh
Kim loại Nóng hơn Lạnh hơn Dẫn điện tốt
Sứ Không nhận thấy sự thay đổi Không nhận thấy sự thay đổi Không dẫn điện
Nhựa Không nhận thấy sự thay đổi Không nhận thấy sự thay đổi Không dẫn điện
Gỗ Không nhận thấy sự thay đổi Không nhận thấy sự thay đổi Không dẫn điện

 III. CÂU HỎI PHÁI TRIỀN NĂNG LỰC
Câu hỏi 1: Tại sao ngày nay người ta lại dùng nồi nhôm (aluminium) để đun nấu thay cho nồi đồng (copper), nồi đất trước kia?
Gợi ý:
Người ta dùng nồi bằng aluminium thay thế cho nồi làm bằng copper, vì copper có giá thành cao, dễ bị ăn mòn, nặng; Nồi đất dễ vỡ, nặng, dẫn nhiệt kém. Còn nồi aluminium thì lại có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn: Nhẹ, bền, dẫn nhiệt tốt,...

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết sự cần thiết phải phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày? Hãy kể 3 - 5 loại rác thải sinh hoạt có thể tái chế thành sản phẩm mới.
Gợi ý:
- Việc phân loại rác sinh hoạt góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
- Phân loại đúng còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải.
- Có nhiều cách phân loại khác nhau, ví dụ: Rác dễ phân huỷ, rác khó phân hủy và rác có thể tái chế.
* Một số rác thải gia đình có thể dùng để tái chế là:
- Sách báo cũ: Dùng để bọc sách vở, bọc đồ, làm đồ trang trí,...
- Đồ nhựa: Làm bình hoa, dụng cụ tưới cây,...
- Quần áo cũ: Quyên góp cho các bạn học sinh còn khô khăn, làm vỏ gối,...
- Vỏ lon, hộp đựng bánh kẹo: Dùng làm hộp đựng quà, hộp đựng đồ dùng học tập, lọ hoa,...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây