© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 11: OXYGEN-KHÔNG KHÍ

Chủ nhật - 23/10/2022 10:03
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 11: OXYGEN-KHÔNG KHÍ
Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, hóa lỏng ở -183°C, hóa rắn ở -218°C.

 Bài 11: OXYGEN-KHÔNG KHÍ

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, hóa lỏng ở -183°C, hóa rắn ở -218°C.
- Oxygen cần thiết cho sự sống và sự cháy.
- Thành phần của không khí gồm: Oxygen (chiếm khoảng 21% về thể tích), nitrogen (chiếm khoảng 78% về thể tích), carbon dioxide, hơi nước và các khí khác (chiếm khoảng 1% về thể tích).
- Không khí có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta:
+ Không khí giúp điều hòa khí hậu.
+ Nitrogen trong không khí có thể chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen cần thiết cho cây trồng.
+ Oxygen can thiết cho sự hô hấp và sự cháy.
+ Carbon dioxide cần cho quang hợp của thực vật.
 + Hơi nước: Hình thành các hiện tượng tự nhiên.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 36)
Hướng dẫn trả lời:
Các dẫn chứng: 
- Các loài động vật, thực vật kể cả con người hô hấp bình thường nhờ có oxygen => oxygen có trong không khí.
- Cá, tôm,... và nhiều loài thực vật (rong, rêu,...) sống được dưới nước => oxygen có trong nước.
- Nhiều loài giun, dế.... sống được trong đất => trong đất (đặc biệt là đất xốp) có oxygen.

Câu hỏi: (Mục II. 1 - Trang 36)
Hướng dẫn trả lời:
1. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể khí.
2. Vì oxygen hóa lỏng ở -183°C, hóa rắn ở -218°C nên khi nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất là -89°C thì oxygen ở thể khí.
3.
a. Không nhìn thấy được oxygen vì đây là chất khí không màu.
b. Cá và nhiều loài sinh vật sống được ỏ' trong nước vì có oxygen tan trong nước.

Câu hỏi: (Mục 11.2 - Trang 37)
Hướng dẫn trả lời:
1. Các ứng dụng của oxygen:
+ Dùng cho bệnh nhân thở.
+ Dùng trong các bình dường khí của thợ lặn.
+ Dùng để đối nhiên liệu, thắp sáng,...
2. Ví dụ:
- Khi nấu ăn, chúng ta cần dốt cháy ga hoặc than, củi,... để sinh nhiệt.
- Bệnh nhân cấp cứu cần dùng bình oxygen để hỗ trợ thở.
- Thợ lặn dưới biển cần bình dưỡng khí,...
- Mùa đông, cần đốt lửa để sưởi ấm....

Câu hỏi: (Mục III - Trang 37)
Hướng dẫn trả lời:
1. Khí oxygen chiếm khoảng 21% thế tích không khí
2. Khí nitrogen có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí.

Câu hỏi: (Mục IV - Trang 39)
Hướng dẫn trả lời:
Vai trò của không khí đối với sự sống:
+ Không khí giúp điều hòa khí hậu. 

+ Nitrogen trong không khí có thể chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen cần thiết cho cây trồng.
+ Oxygen cần thiết cho sự hô hấp và sự cháy.
+ Carbon dioxide cần cho quang hợp của thực vật.
+ Hơi nước: Hình thành các hiện tượng tự nhiên.

Câu hỏi: (Mục V.2 - Trang 41)
Hướng dẫn trả lời:
1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
- Do tự nhiên: Núi lửa phun, động đất,..,
- Do hoạt động của con người:
+ Xả rác bừa bãi.
+ Đốt rừng, cháy rừng,...
+ Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải.
+ Khí thải từ các nhà máy và các hoạt động sản xuất.
2. Tác hại của ô nhiễm không khí: Gây ra mưa acid, gây các bệnh về đường hô hấp, gây ô nhiễm nguồn đất, ô nhiễm nguồn nước,...
3. Những việc em có thể làm để góp phần làm giảm ô nhiễm:
- Trồng và bảo vệ cây xanh.
- Không xả rác bừa bãi.
- Sử dụng các phương tiện không gây ô nhiễm môi trường (xe đạp, xe điện,...) hoặc các phương tiện giao thông công cộng.
- Tiết kiệm điện.
4. Ý kiến của bạn đó là đúng. Khí carbon dioxide không phải là khí độc nhưng nếu có nhiều trong không khí thì không khí cũng bị ô nhiễm, có hại cho sức khỏe vì khi nồng độ carbon dioxide trong không khí cao, gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

* Câu Hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục III - Trang 38)
Gợi ý:
1. Hiện tượng nước không màu ngưng tụ lại bên ngoài thành cốc chứng tỏ trong không khí có hơi nước.
2.
a. Khi cây nến tắt là oxygen trong cốc đã hết. 
b. Chiêu cao cột nước dâng lên bằng khoảng  chiều cao của cốc => oxygen chiếm khoảng  thế tích trong không khí.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Tại sao khi đun nấu bằng bếp củi, lúc bếp gần tắt, ta thổi hoặc quạt vào bếp thì ngọn lửa lại bùng cháy to hơn?
Gợi ý:
Khi thổi hoặc quạt sẽ cung cấp thêm khí oxi cho quá trình đốt cháy. Vì vậy, thổi hoặc quạt càng mạnh thì sự cháy diễn ra càng mạnh hơn, tỏa nhiều nhiệt hơn.

Câu hỏi 2: Tại sao bảo vệ và trồng nhiều cây xanh lại giúp giảm ô nhiễm không khí?
Gợi ý:
Ngoài tác dụng hấp thụ khí carbon dioxide và sản sinh ra khí oxygen làm tăng hàm lượng oxygen, giảm hàm lượng carbon dioxide trong không khí, cây xanh còn có rất nhiều tác dụng: Ngăn bụi, lọc một số khí độc có trong không khí,...Vì vậy, bảo vệ và trồng nhiều cây xanh giúp giảm ô nhiễm không khí.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây