© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 28. Thực hành làm sữa chua và quan sát vi khuẩn

Thứ tư - 23/02/2022 10:57
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 28. Thực hành làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
Giải bài tập, Khoa học tự nhiên 6, Bài 28. Thực hành làm sữa chua và quan sát vi khuẩn. Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

BÀI 28: THỰC HÀNH: LÀM SỮA CHUA VÀ QUAN SÁT VI KHUẨN

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 

- Chuẩn bị:
+ Dụng cụ: Kính hiển vi, nhiệt kế, lamen, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy tham, nước cất, cốc thủy tinh thùng xốp có nắp đậy, nồi cơm điện, máy làm sữa chua chuyên dụng,...
+ Nguyên liệu: 1 lít sữa không đường, 1 lon sữa đặc có đường, 1 hộp sữa chua làm men cái (sữa chua ăn hoặc sữa chua uống đều được).
- Tiến hành:
+ Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua:
• Nếu dùng sữa chưa uống có thể nhỏ trực tiếp lên lam kính và đậy lamen, rồi dùng giấy tham nhẹ quanh viền và đặt lên kính hiển vi để quan sát.
• Nếu dùng sữa chua ăn có các bước tiến hành giống SGK trang 96
+ Các bước làm sữa chua:
Bước 1: Sữa tươi, sữa đặc cho vào nồi, dùng muỗng khuấy cho tan đều rồi đặt lên bếp đun đến khi sữa nóng thì tắt bếp.
Bước 2: Sữa chua làm men cái có thể mua sữa chua ăn hoặc sữa chua uống (sữa chua bằng sữa chua uống để hòa tan nhanh hơn). 
Bước 3: Sau khi hỗn hợp sữa tươi và sữa đặc được làm ấm, để nhiệt độ hạ xuống khoảng 40°C - 50°C thì cho sữa chua men cái vào khuấy cùng cho nguyên liêu hòa quyện.
Bước 4: Rót hỗn hợp sữa vào trong từng hộp nhỏ, đậy kín nắp.
Bước 5: Pha nước ấm nhiệt độ khoảng 40°C - 50°C. Sau khi đặt các hộp sữa chua vào thùng xốp thì rót nước vào sao cho ngập 2/3 hộp sữa chua, đậy kín nắp thùng và ủ trông khoảng 6 - 8 tiếng đồng hồ. (Có thể thay thế thùng xốp bằng nồi cơm điện hoặc máy làm sữa chua).
Yêu cầu thành phẩm: Đạt yêu cầu sánh, mịn, dẻo thơm, không bị tách nước, không nhớt, độ chua vừa phải (để đạt được thành phẩm như vậy cần chú ý không sử dụng mẫu vật sữa chua có đường hoặc duy trì nhiệt độ ủ ấm của sữa chua cho phù hợp).

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

*Câu hỏi thu hoạch:
Câu hỏi: (Mục III - Trang 97)
Hướng dẫn trả lời:
1. Học sinh tự vẽ và chú thích hình ảnh các vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
2. Nhận xét hình dạng vi khuẩn có trong sữa chua: Hình que (vi khuẩn lactic),...
3. - Trong quá trình làm sữa chua, không dùng nước sôi để pha trộn sữa chua làm giống vì: Trong sữa chua có vi khuẩn giúp quá trình lên men nếu dùng nước sôi sẽ làm các vi khuẩn không còn khả năng hoạt động.
- Nếu sau thời gian ủ ấm hỗn hợp làm sữa chua, nếu sản phẩm để ở ngoài (không cho vào tủ lạnh) thì sữa chua sẽ bị hỏng vì để môi trường ngoài nhiệt độ thường các vi khuẩn tiếp tục lên men nhanh hơn, làm sữa chưa có mùi chua nếu để lâu ngoài không khí sữa chua có thể bị hỏng và khó bảo quản.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỤC

Câu hỏi 1: Ngoài cách ủ sữa chua bằng thùng xốp, theo em sữa chua có thể ủ bằng cách nào khác? Khi đã đảm bảo về nguyên vật liệu thì điều kiện quan trọng để thành công khi làm sữa chua là gì?
Gợi ý:
- Ngoài cách ủ sữa chua bằng thùng xốp, theo em sữa chua có thể ủ bằng: Nồi cơm điện hoặc bằng máy làm sữa chua.
- Khi đã đảm bảo về nguyên vật liệu thì điều kiện quan trọng để thành công khi làm sữa chua là nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp có thể từ 40 - 50°C. Tùy vào thời tiết hoặc vùng khí hậu nóng lạnh khác nhau.

Câu hỏi 2: Khi ủ sữa chua nếu dùng sữa tươi có đường thay thế cho sữa tươi không đường thì theo em có thể thành công không?
Gợi ý:
Nếu thay thế sữa tươi có đường bằng sữa tươi không đường thì sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu vì vi khuẩn lên men ở sữa chua cái nếu ở môi trường không đường sẽ không hoạt động, vì vậy không thể lên men để thành sữa chua được.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây