Bài 32: NẤM
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Nấm là những sinh vật nhân thực, thành tế bào bằng kitin do đó không có khả năng vận động như động vật, sinh sản bằng bào tử.
- Nấm là sinh vật dị dưỡng (hoại sinh hay kí sinh) không có khả năng quang hợp như thực vật và tảo vì trong tế bào không có diệp lục.
- Môi trường sống: Thức ăn và hoa quả để lâu, rơm rạ mục, đất ấm, xác sinh vật chết,... (chúng phân bố chủ yếu ở trên cạn, số ít dưới nước và cũng có thể sống kể cả sa mạc, nơi tập trung nồng độ muối cao hay có phóng xạ ion hóa, cũng như trầm tích biển sâu).
- Phân loại nấm: Có thể căn cứ vào nhiều dặc điểm khác nhau để phân chia các loại nấm.
+ Căn cứ vào dặc điểm cấu tạo: Nấm đơn bào (nấm men,...), nấm đa bào (nấm túi, nấm rơm,...).
+ Căn cứ vào cơ quan sinh sản: Nấm túi (cơ quan sinh sản là túi bào tử), nấm đảm (cơ quan sinh sản là đảm bào tử). Ngoài ra dựa vào một số đặc điểm bên ngoài, người ta có thể phân biệt nấm độc (có màu sắc sặc sỡ: xanh, đỏ,...), nấm ăn được (nấm sò, nấm đùi gà,...)
- Vai trò của nấm:
+ Lợi ích: Nhiều loài được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Nấm còn được dùng đế sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym, nhiều loại nấm dược biết đến và sử dụng trong phòng chống nhiều loại bệnh hiểm nghèo như viêm gan, mỡ máu, đột quỵ, ung thư,...
+ Tác hại: Nhiều loại nam lại có chứa các chất hoạt động sinh học được gọi là mycotoxin, như ancaloit và polyketide - là những chất độc đối với động vật lẫn con người (gây buồn nôn, khó chịu, ngộ độc), gây bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng và có thể gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi: (Mục 1 - Trang 108)
Hướng dẫn trả lời:
- Hình dạng và kích thước cúa nấm rất đa dạng: Có loại nấm có kích thước nhỏ (nấm men), kích thước vừa như (nấm kim châm,...) có kích thước lớn (nấm linh chi,...).
- Một số loại nấm khác: Nấm rơm, nấm hương, nấm sò, mộc nhĩ, nấm mốc, nấm độc đỏ,...
Câu hỏi: (Mục 11 - Trang 109)
Hướng dẫn trả lời:
- Cần phải tưới nước cho nấm vì nấm cần có độ ẩm cao dể phát triển tốt, càng ẩm nấm càng ra nhanh.
- Nếu nước tưới không đủ hoặc không hợp vệ sinh thì quả thể của nấm sẽ không mọc ra. Nước tưới cho mô nấm có thể là nước máy, nước mưa, nước giếng, thậm chí cả nước ở ruộng, ở ao hồ cũng dùng được, miễn đó là nước không chứa phèn, không mặn và không bị ô nhiễm.
Câu hỏi: (Mục III - Trang 110)
Hướng dẫn trả lời:
1. Vì nấm thường sống nơi ẩm ướt nên để đề phòng bệnh do nấm gây ra cần:
- Hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh (vật nuôi, người bị nhiễm bệnh,...).
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng,...
- Không mặc quần áo ẩm ướt, không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, không dùng chung chăn, gối và không ngú chung giường với người đang bị bệnh nấm,...
2. Khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng vì: Khi đồ ăn, thức uống khi đã có màu sắc khác thường và quá hạn sử dụng sẽ dễ nhiễm các loại nấm mốc gây nguy hiểm cho cơ thể.
* Câu hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục II - Trang 109)
Gợi ý:
l. Vai trò của nấm trong tự nhiên và đời sống của con người:
- Vai trò của nấm trong tự nhiên: Nấm phân hủy các vật chất hữu cơ từ xác chết của động, thực vật,... thành các chất cô cơ cung cấp cho thực vật, làm sạch môi trường không khí.
- Vai trò của nấm trong đời sống của con người: Sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Nấm còn được dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym, nhiều loại nấm được biết đến và sử dụng trong phòng chống nhiều loại bệnh hiểm nghèo như viêm gan. mỡ máu, đột quy, ung thư....
2. Nêu tên và tác dụng của các loại nấm vào bảng:
Vai trò của nấm đối với con người |
Tên các loại nấm |
Dùng làm thực phẩm |
Nấm hương, nấm rơm, nấm mèo (mộc nhĩ),...
|
Dùng trong công nghiệp che biến thực phẩm |
Nấm men dùng trong sản xuất ethanol cho đồ uống có cồn như bia, rượu, tạo chất men trong làm bánh, thực phẩm bỏ sung dinh dưỡng cho người ăn chay.
Nấm mốc dùng trong sản xuất thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như nước tương, rượu sake, phô mai, men sữa chua và xúc xích,... |
Dùng làm dược liệu |
Nấm mốc dược sử dụng chế tạo các loại thuốc kháng sinh như penicillin, thuốc hạ dịch mật,... |
III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu hỏi 1: Nếu trên cơm, bánh mì, ngô luộc, quả tươi,... thấy xuất hiện có màu xanh, trắng khác thường. Theo em có nên sử dụng các thực phẩm đó không? Vì sao?
Gợi ý:
- Nếu trên com, bánh mì, ngô luộc, quá tươi,... thấy xuất hiện có màu xanh, trắng khác thường. Theo em không nên sử dụng các thực phẩm đó nữa.
- Vì khi thực phẩm đã có xuất hiện mùi và màu bất thường thì các loại thức ăn đó đã bị nhiễm nấm mốc khi ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Câu hỏi 2: Trong một buổi đi dã ngoại trong rừng nếu gặp loại nấm có màu trắng, một số loại có màu sặc sỡ (màu đỏ, màu xanh,...) mọc ở những thảm lá mục. Nếu một bạn trong lớp nói: “Nấm này là nấm rơm” và có ý định hái về ăn. Dựa vào kiến thức đã học em có đồng ý với quan điểm của bạn không? Tại sao?
Gợi ý:
- Em không đong ý với quan điểm của bạn: Chưa đủ cơ sở để khẳng định đó là loại nấm rơm vì vậy tuyệt đối không được hái về ăn. Chỉ được ăn nấm nếu biết chính xác đó là loại nấm không chứa độc tố.
- Vì nấm rơm thường mọc ở chỗ rơm rạ mục, có màu xám trắng, xám đen,... còn nấm mọc ở những thảm lá mục trong rừng có màu trắng hoặc màu sặc sỡ (màu đỏ, màu xanh....) thường là nấm độc.