Bài 30: NGUYÊN SINH VẬT
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Nguyên sinh vật là một nhóm vi sinh vật nhân chuẩn là những cơ thể đơn bào có kích thước hiển vi.
- Nguyên sinh vật sống ở các môi trường khác nhau: Nước ngọt, nước lợ, hoặc nước mặn. Cơ thể có nhiều hình dạng khác nhau.
- Nguyên sinh vật vừa có ích và vừa có hại:
+ Lợi ích: Cung cấp oxygen cho động vật trong nước, làm thức ăn cho các động vật và con người (rong biển), có thể cộng sinh với sinh vật khác để duy trì sự sống cho một số loài động vật (tảo cộng sinh với nấm tạo thành Địa y), nguyên liệu cho công nghiệp, làm sạch môi trường nước.
+ Tác hại: Gây bệnh cho động vật (cá, tôm,…)
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi: (Mục II.2 - Trang 103)
Hướng dẫn trả lời:
1. Vai trò của nguyên sinh vật đối với tự nhiên và đời sống con người
- Vai trò của nguyên sinh vật đối với tự nhiên:
+ Một số nguyên sinh vật tế bào có lục lạp chứa diệp lục nên có khả năng quang hợp để cung cấp oxygen cho các động vật trong nước.
+ Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn.
+ Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh có khả năng tạo nên mối quan hệ về sự sống cho loài động vật khác.
- Vai trò của nguyên sinh vật đối với đời sống con người:
+ Tảo xoắn Spirulina có thể dùng để chế biển thành thực phẩm chức năng giàu chất dinh dưỡng.
+ Rong biển (tảo) có thể dùng làm thức ăn và chế biến thực phẩm, dùng trong các ngành công nghiệp.
+ Có vai trò bào vệ nguồn nước.
2. Các món ăn chế biến từ tảo: Canh rong biển, rong biển cuộn nấm, tảo xoắn xào sả ớt, tảo xoắn xào chua ngọt,...
* Câu hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục I - Trang 103)
Gợi ý:
1. Nhận xét về hình dạng của nguyên sinh vật:
Cơ thể nguyên sinh vật có nhiều hình dạng khác nhau (hình cầu, hình chiếc giày, hình thoi,...) có những loài luôn thay đổi hình dạng (trùng biến hình, ...).
2. Kể tên môi trường sống của nguyên sinh vật: Chúng sống ở ao, hồ, mương, cống rãnh, đất ẩm, kí sinh trong cơ thể người,...
- Nhận xét về môi trường sống: Nguyên sinh vật có thế sống nhiều môi trường khác nhau, vì vậy môi trường sống của chúng rất đa dạng.
Câu hỏi: (Mục III.2 - Trang 104)
Gợi ý:
Hoàn thành bảng:
|
Bệnh sốt rét |
Bệnh kiết lị |
Tác nhân gây bệnh |
Do trùng sốt rét |
Do amip ly |
Con đường lây bệnh |
Truyền theo đường máu, qua vật truyền bệnh là muỗi Anophen |
Truyền qua đường tiêu hóa |
Biểu hiện bệnh |
Sốt, rét run người và đổ mồ hôi |
Đau bụng, đi ngoài, co mệt mỏi, nôn ói, phân có lẫn máu và nhầy … |
Cách phòng tránh bệnh |
- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi.
Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, ... |
Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
Vệ sinh môi trường sạch sẽ,... |
III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu hỏi 1: Kể tên và môi trường sống của 5 nguyên sinh vật? Sau đó dựa vào đặc điểm dinh dưỡng để phân loại chúng?
Gợi ý:
- Tên và môi trường sống của 5 nguyên sinh vật:
+ Trùng roi xanh sống ở bề mặt ao, hồ.
+ Trùng giày sống ở bề mặt nước cống, rành.
+ Trùng biến hình sống ở bề mặt ao hồ.
+ Trùng sốt rét sống ở trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen và trong máu của người.
+ Tảo lục đơn bào sống ở ao, hồ, đất ấm,...
- Tất cả các nguyên sinh vật đều có cấu tạo cơ thể từ một tế bào, nhưng dựa vào đặc điểm dinh dưỡng có thể phân loại thành nguyên sinh vật có khả năng tự dưỡng và dị dưỡng.
+ Nguyên sinh vật tự dưỡng: Trùng roi xanh, tảo lục đơn bào (trong tế bào có diệp lục).
+ Nguyên sinh vật dị dưỡng: Trùng giày, trùng biến hình, trùng sốt rét.
Câu hỏi 2: Chất tạo thạch được chiết xuất ra từ loại nguyên sinh vật nào? Trong đời sống của con người chất này được sử dụng làm gì?
Gợi ý:
- Chất tạo thạch được chiết xuất ra từ các loại tảo (rong biển).
- Chất này được sử dụng làm: Đông thực phẩm như thạch, sản xuất chất dẻo, chất cách điện, cách nhiệt, chất khử mùi. ...
Câu hỏi 3: Nêu một số cách phòng tránh bệnh do các nguyên sinh vật gây ra?
Gợi ý:
Để phòng tránh một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên:
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Thực hiện vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi.
- Vệ sinh cá nhân: Tắm rửa sạch sẽ.
- Vệ sinh môi trường xung quanh: Dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại.
- Tẩy giun 2 lần/năm.