© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 44: Lực ma sát

Thứ sáu - 04/03/2022 10:13
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 44: Lực ma sát
Lực xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật làm cản trở “hay thúc đẩy” chuyển động của vật gọi là lực ma sát. Lực ma sát là lực tiếp xúc trực tiếp. Có hai loại lực ma sát là: Lực ma sát nghỉ và Lực ma sát trượt

Bài 44: Lực ma sát

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Lực xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật làm cản trở “hay thúc đẩy” chuyển động của vật gọi là lực ma sát.
- Lực ma sát là lực tiếp xúc trực tiếp.
- Có hai loại lực ma sát là:
+ Lực ma sát nghỉ: xuất hiện khi vật đang đứng yên mà chịu tác dụng của lực nhưng chưa làm vật chuyển động.
+ Lực ma sát trượt: xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa vật chuyến động và mặt phẳng đỡ làm cản trở chuyến động của vật.
- Lực ma sát có phương trùng với bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 15.7)...
Hướng dẫn trả lời:
1. Lực ma sát là lực tiếp xúc trực tiếp
2. Hình 44.2.a: Lực có phương song song với mặt đất (trùng với bề mặt tiếp xúc của vật và mặt đất hoặc song song với lực F) có chiều từ phải qua trái (ngược chiều với lực F mà người tác dụng lên vật).
Hình 44.2.b: Lực có phương song song với mặt đất (trùng vói bề mặt tiếp xúc của vật và mặt đất hoặc song song với lực F) có chiều từ phải qua trái (ngược chiều với lực F mà người tác dụng lên vật).

Câu hỏi: (Mục II - Trang 158) 
Hướng dẫn trả lời:
Ví dụ về lực ma sát nghỉ: Tay cầm bút viết bài nhờ lực ma sát nghỉ của tay và bút.
Ví dụ về lực ma sát trượt: Khi đẩy một thùng gỗ chuyển động trên nền xi măng, lực xuất hiện cản trở chuyển động của thùng gỗ trên nền xi măng lúc này là lực ma sát trượt (lực này làm cho thùng gỗ bị xước).

Câu hỏi: (Mục IV - Trang 159)
Hướng dẫn trả lời:
1. Trên bề mặt lốp xe cần có các khía rãnh để tăng độ bám dính lên bề mặt di chuyển (mặt đường), tạo ra ma sát vừa đủ để các bánh xe có thể chuyển động liên tục thay vì chỉ quay tròn và trượt trên mặt đường. Đi xe mà lốp có các khía rãnh đã bị mòn thì không an toàn. Vì khi lốp bị mòn sẽ làm giảm và có khi mất lực ma sát của lốp xe và mặt dường làm cho xe dễ bị trượt trong điều kiện đường trơn, bên cạnh đó hệ thống phanh, hệ thống lái, khả năng tăng tốc của xe đều phụ thuộc vào lực ma sát.

2. Khi phanh gấp lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa là vì lúc này bánh xe được hệ thống phanh bó chặt không quay nữa chỉ trượt trên dường lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường đã tạo ra vệt đen dài này.

3. Biển báo giao thông 44.7 là biển báo được dùng để báo hiệu phía trước có đường cao tốc
Biển báo tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông trôn đoạn đường này là 120 km/h
Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép khi tham gia giao thông trên đoạn đường này là 70 km/h
Biến báo tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông trên đoạn đường này trong điều kiện có mưa là 100 km/11 

* Câu hỏi hoạt động: (Mục III – Trang 158)
Gợi ý:
a. Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở phanh má và đĩa phanh, ở lốp xe và mặt đường và lực ma sát xuất hiện có tác dụng cản trở chuyển động của xe đạp.
b. Một người ra sức đẩy, thùng hàng vẫn đứng yên. Lực cản trở lực đẩy của người là lực ma sát nghỉ giữa mặt phẳng đỡ và thùng hàng.
c. Phải hai người mới đẩy được thùng hàng đi. Lực đẩy của họ đã thắng được lực ma sát nghỉ giữa mặt phăng đỡ và thùng hàng
d) Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường nhỏ không đủ làm lực phát động đẩy xe lên phía trước.
Để xe có thể thoát khởi sa lầy ta phải tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt dường bằng cách chèn thèm gạch, đá, cát, ... xuống đường lầy hay quấn xích quanh bánh xe để tăng độ bám, làm tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
e) Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân lực ma sát giữa mặt đường này có phương nằm ngang, chiều từ sau ra trước (ngược với chiều của lực chân tác dụng lên mặt dường) và có tác dụng giúp cho chân người không bị trượt về phía sau và giúp người di chuyển lên phía trước.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Tại sao đế dày, đế dép chúng ta đi phải có khía rãnh ? Tác dụng của nó là gì ? Lấy ví dụ về lực ma sát có ích mà em biết trong đòi sống hàng ngày ?
Gợi ý:
Đế dày, đế dép chúng ta đi phải có khía rãnh để tăng độ bám dính lên bề mặt di chuyển (mặt đường), tạo ra ma sát vừa đủ để tạo ra lực phát động lên cơ thể con người, giúp cơ thể con người có thể chuyển động trên mặt đất.
- Sàn nhà mới lau còn ướt và sạch bụi, khi con người di chuyển trên sàn dễ bị ngã do lực ma sát giảm đi. Lực ma sát trong trường hợp này có lợi.
- Hàng hóa trên các băng chuyền có thể đứng yên khi băng chuyền chuyển động là nhờ lực ma sát nghỉ giữa hàng hóa và băng chuyền. Lực ma sát trong trường hợp này có lợi.
- Khi ta cầm nắm các đồ vật trên tay, lực ma sát giữa tay và các đồ vật giúp tay giữa các đồ vật không bị tuột khỏi tay. Lực ma sát trong trường hợp này có lợi.
- Các đồ vật như bàn, ghế, giường, tủ ... không bị xê dịch khi chịu tác dụng của các lực không quá lớn giúp mọi vật được ngăn nắp là nhờ lực ma sát nghỉ. Lực ma sát trong trường hợp này có lợi.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây