© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 42. Biến dạng của lò xo

Thứ năm - 03/03/2022 10:08
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 42. Biến dạng của lò xo
Khi một lò xo bị kéo giãn hay bị nén lại ta nói lò xo bị biến dạng. Khi tác dụng lực lên lò xo thì lò xo biến dạng, khi thôi tác dụng lực lên lò xo thì lò xo tự lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu.

Bài 42: BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Khi một lò xo bị kéo giãn hay bị nén lại ta nói lò xo bị biến dạng.
- Khi tác dụng lực lên lò xo thì lò xo biến dạng, khi thôi tác dụng lực lên lò xo thì lò xo tự lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu.
- Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo vào đầu lò xo hay lực kéo lên dầu lò xo (lực tác dụng theo hướng dọc trục lò xo).
- Độ nén của lò xo đặt thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật đặt vào đầu lò xo hay lực nén lên đầu lò xo (lực tác dụng theo hướng dọc trục lò xo).

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục 1 - Trang 151)
Hướng dẫn trả lời:
1. Biến dạng của lò xo dùng trong bút bi bấm, ô che đầu, đèn bàn học (đèn kẹp) để thay đổi vị trí, giảm xóc ô tô, ...
2. Bốn vật trong số các vật bài cho có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo gồm:
- Quả bóng cao su
- Dày cao su
- Cái tẩy
- Cây tre

* Câu hói hoạt động: (Mục 11 - Trang 152)
Gợi ý:
- Treo các vật có khối lượng tăng dần thì chiều dài của lò xo cũng tăng dần => độ dãn của lò xo tăng dần và ngược lại khi treo các vật có khối lượng giảm dần thì chiều dài của lò xo cũng giảm dân => độ dãn của lò xo giảm dần
- Kết luận: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo vào đầu lò xo.

* Câu hỏi hoạt động: (Mục II - Trang 153)
Gợi ý:
1.
m (g) 10 20 30 40 50 60
l(m) 25,5 26 26,5 27 27,5 28

2. Cấu tạo
- Đĩa cân
- Nút điều chỉnh kim chi thị
- Lò xo cân
-Vỏ hộp cân
- Mặt số cân, kim chỉ thị
can lo xo

Cân hoạt động “có thể xác định khối lượng của vật” dựa trên nguyên lý đàn hồi của lò xo, tạo trạng thái cân bằng khi lò xo chịu tác dụng nén (cân đĩa) hoặc kéo (cân móc treo). Cơ cấu bánh răng, thanh răng sẽ chuyển đổi chuyển động thẳng (do kéo nén) của lò xo sang chuyển động xoay tròn, kết hợp với kim chỉ, mặt đồng hồ để chỉ thị kết quả đo. Ngoài ra, còn cộ một núm xoay bên trên mặt đồng hồ, có tác dụng điều chỉnh về điểm 0 khi không có tải.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi: Trong ô tô và xe máy bộ phận giảm xóc có tác dụng gì?
Gợi ý: Lò xo tạo ra sự đàn hồi, giảm cường độ gây xóc giúp xe di chuyển được êm ái, nhịp nhàng.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây