© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 40. Lực là gì?

Thứ năm - 03/03/2022 09:54
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 40. Lực là gì?
Lực là khái niệm để mô tả tác dụng (đẩy, kéo) giữa hai vật với nhau. Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó: Thay đổi tốc độ, hướng chuyển động và biến dạng.

Bài 40. Lực là gì?

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Lực là khái niệm để mô tả tác dụng (đẩy, kéo) giữa hai vật với nhau.
- Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó:
+ Thay đổi tốc độ, hướng chuyển động.
+ Biến dạng
- Khi hai vật tác dụng lực lên nhau chúng có thể tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với nhau.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi mở đầu: (Trang 144)
cac luc
Hướng dẫn trả lời:
a) Lực hút của nam châm lên sắt.
b) Lực đẩy của mặt đất lên quả bóng.
c) Lực đẩy của gió lên cánh buồm.
d) Lực đẩy của quả bóng lên lưới vợt tennis và lực đẩy của lưới vợt tennis lên quả bóng.

Câu hỏi: (Mục II. 1 - Trang 145)
Hướng dẫn trả lời:
- Một thùng hàng đang đứng yên, người thợ đẩy hàng làm thùng chuyển động - Lực làm thay đổi tốc độ.
- Vận động viên đập quả cầu đối phương đánh sang sân - Lực làm thay đổi hướng chuyển động.

Câu hỏi: (Mục 11.2 - Trang 145)
Hướng dẫn trả lời:
1. Vận động viên thể hình ngồi lên quả bóng - quả bóng thay đổi hình dạng (biến dạng).
2. Lực vừa có thể làm vật bị biến dạng (thay đổi hình dạng) vừa có thể làm thay đổi chuyển động của vật. Như hình ảnh vợt ten nít đánh vào quả bóng. Lực quả bóng tác dụng lên lưới làm lưới thay đổi hình dạng và giảm chuyển động của vợt (lưới) còn lực mà lưới tác dụng lên quả bóng ten nít làm quả bóng thay đổi hướng, tốc độ chuyển động và đồng thời cũng làm bóng biến dạng.

Câu hỏi: (Mục III - Trang 146) 
Hướng dẫn trả lời:
1. Hình b, c, d lực tiếp xúc còn hình a là lực không tiếp xúc
2. Ví dụ về lực tiếp xúc: Lực người đẩy xe ôtô đang chết máy, lực đẩy cửa kéo để đóng hay mở cửa.
Ví dụ về lực không tiếp xúc: Lực Mặt Trời hút Trái Đất, lực đẩy của hai nam châm.

* Câu hỏi hoạt động: (Mục II.1 - Trang 145)
Gợi ý:
a) Cầu thủ đá vào quả bóng đang đứng yên - Lực bóng bắt đầu chuyển động.
b) Bóng đang lăn trên sân, lực cản của cỏ trên sân làm bóng - Lực tác dụng làm quả bóng chuyển động chậm dần.
c) Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang trái. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.
d) Bóng đang bay vào trước khung thành thì bị thủ môn bắt dính. Lực của thủ môn làm bóng dừng lại.
e) Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.

* Câu hỏi hoạt động: (Mục II.2 - Trang 145)
Gợi ý:
- Khi nén lò xo chiều dài của lò xo giảm xuống, các vòng lò xo sát gần nhau hơn.
- Khi kéo dãn lò xo chiều dài của lò xo tăng lên, các vòng lò xo cách xa nhau hơn.
- Khi kéo dãn dây cao su chiều dài của dây cao su tăng lên, bề rộng của dây giảm xuống.

* Câu hỏi hoạt động: (Mục III - Trang 146)
Gợi ý:
1. Lò xo không làm xe A chuyển động được vì không có lực tác dụng của lò xo vào xe A.
2. Phải đặt xe ở khoảng OB thì khi lò xo bung ra sẽ làm cho xe chuyển động. Vì lúc này có lực tác dụng của lò xo lên xe A làm xe A thay đổi tốc độ chuyển động. 

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi: Thuyền buồm là loại thuyền chạy bằng sức gió nhờ vào một bộ phận gọi là buồm được gắn trên một cột trụ gọi là cột buồm. Theo em buồm có tác dụng như thế nào đối vói thuyền buồm?
Gợi ý:
- Buồm là 1 tấm vật liệu mỏng, có thể là vải, nylon hay nhựa được may thành hình tam giác hoặc tứ giác. Người ta căng lá buồm lên trên cột buồm nhờ vào 1 hệ thống dây kéo và ròng rọc.
- Tác dụng của lá buồm là để bắt gió và chuyển thành lực đẩy để đẩy con thuyền lướt trên mặt biển, tiến về phía trước.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây