© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 38. Đa dạng sinh học

Thứ ba - 01/03/2022 09:28
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 38. Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008 - khoản 5. Điều 3)

Bài 38: ĐA DẠNG SINH HỌC

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 

- Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008 - khoản 5. Điều 3).
- Phân loại đa dạng sinh học:
+ Đa dạng về gen: Theo quan niệm của ESA (Ecological Society of America), da dạng về gen là toàn bộ các gen chứa trong tất cả cá thể thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật.
+ Đa dạng loài: là loàn bộ những sự khác nhau trong nhóm và giữa các nhóm loài cũng như giữa các loài trong tự nhiên.
+ Đa dạng hệ sinh thái: là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các hệ sinh thái khác nhau.
- Đa dạng sinh học có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với sự phát triển bền vững của nhân loại. Đa dạng sinh học có những giá trị kinh tế, môi trường và cuộc sống.
- Nguyên nhân gây suy giảm da dạng sinh học:
+ Sự suy giảm đa dạng sinh học có nhiều dạng nhưng trong đó có một dạng quan trọng nhất đó là sự tuyệt chủng của loài.
+ Các nguồn tài nguyên sinh vật bị thoái hoá và suy giảm do các hoạt động như: Chặt phá và đốt rừng trên phạm vi lớn, thu hoạch quá mức các loài động vật và thực vật, sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, dẫn và tiêu nước ở các vùng đất ngập nước, các hoạt động đánh cá hủy diệt, ô nhiễm không khí, chuyển các vùng đất hoang thành các vùng đất đô thị và nông nghiệp,...
- Hậu quả khi da dạng sinh học bị suy giảm:
+ Dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của Trái Đất,...
+ Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 135)
Hướng dẫn trả lời:
- Đa dạng ở thực vật ví dụ ở ngô: Ngô nếp, ngô ngọt, ngô tẻ, ngô tím,...
- Đa dạng ở động vật ví dụ lớp thú: Chuột (chuột chù, chuột đồng, chuột chũi,...), loài hổ, loài cày, khỉ, thỏ, voi. ... 

Câu hỏi: (Mục II - Trang 135)
Hướng dẫn trả lời:
1. Khi cú mèo bị giảm số lượng hoặc biến mất thì số lượng loài chuột sẽ tăng lên. Chúng sẽ tranh giành nhau về thức ăn của loài thỏ và dê, phá hoại thực vật. Vì vậy số lượng thỏ và dê cũng giảm đi đồng thời các loài động vật ăn thịt như chó rừng, sư tử hay mèo rừng cũng giảm số lượng.
2. Khi thực vật bị giảm số lượng hoặc biến mất thì những loài ăn thực vật như chuột, thỏ, dê sẽ cạnh tranh nhau về thức ăn, không đủ thức ăn. Đo đó số lượng loài của chúng sẽ giảm kéo theo những loài động vật ăn thịt cũng giảm về số lượng.

Câu hỏi: (Mục II - Trang 137)
Hướng dẫn trả lời:
  Động vật Thực vật
Thục phẩm Thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, bơ,... Ngũ cốc, khoai củ, đậu dỗ. các loại hạt có dầu, rau quả,...
Đồ dùng Quần, áo, chăn, trống, cặp, ví da,... Bàn, ghế, giường, cửa,...

Câu hỏi: (Mục III.1 - Trang 136)
Hướng dẫn trả lời:
1. Nguyên nhân gây suy giảm da dạng sinh học:
- Sự tuyệt chủng của các loài (có thể do tự nhiên hoặc do con người).
- Khai thác quá mức tài nguyên sống, ô nhiễm môi trường từ các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp (chuyển các vùng đất hoang thành các vùng đất đô thị và nông nghiệp, sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, đốt phá rừng bừa bãi, các hoạt động đánh cá huỷ diệt,...), dân số gia tăng, biến đổi khí hậu,...

2. Các hoạt động của con người làm suy giảm đa dạng sinh học:
- Con người đã sử dụng nông nghiệp quá mức (nạn chặt phá rừng bừa bài, thâm canh độc canh, đô thị hóa,...)
- Đo đốt các nhiên liệu hóa thạch như dầu, than và khí đốt có thể tồn tại trong không khí dưới dạng các chai ô nhiễm dạng hạt hoặc rơi xuống đất dưới dạng mưa acid.
- Sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu quá nhiều và không đúng quy định.
- Săn bắt. buôn bán, nuôi nhốt nhiều loài động vật trái phép, ... 

Câu hỏi: (Mục III.2 - Trang 137)
Hướng dẫn trả lời:
Phá rừng làm mất đi môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật. Đồng thời gây ra sạt lở đất và lũ lụt, khi không có cây để chắn lũ và giữ nước.
b) Tác hại của suy giảm đa dạng sinh học:
- Gây đến sự tuyệt chủng của một số loài động vật, thực vật quý hiếm.
- Lây lan các dịch bệnh từ tự nhiên.
- Ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo.
- Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người

* Câu hỏi hoạt động

Câu hỏi: (Mục IV - Trang 138)
Gợi ý:
1. Các biện pháp bảo vệ da dạng sinh học:
- Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
- Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
- Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm.
- Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

2. Mỗi học sinh tự xây dựng một bài luận để tuyên truyền và thực hiện các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng,...

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Để chứng minh về sự đa dạng của một loài sinh vật, chúng ta cần phải căn cứ vào những đặc điểm cơ bản nào?
Gợi ý:
Muốn chứng minh về sự đa dạng của một loài sinh vật, chúng ta cần phải căn cứ vào những đặc điểm cơ bản:
- Số lượng cá thể của mỗi loài.
- Đa dạng về môi trường sống.
- Đặc điểm hình thái, tập tính, ... 

Câu hỏi 2: Nêu vai trò thực tiễn của đa dạng sinh học?
Gợi ý:
- Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong duy trì sự sống của con người và mọi sinh vật khác:
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, nhiều loại thuốc quý hiếm để bảo vệ cho sức khoẻ con người...
+ Vườn sinh học được thành lập với rất nhiều loài hoang dã tạo vẻ đẹp phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, điều kiện kinh doanh cho con người, nhiều quốc gia được nhiều du khách tham quan...
- Đa dạng sinh học là yếu tố quyết định tính ổn định và là cơ sở sinh tồn của sự sống cho Trái Đất và của các hệ sinh thái tự nhiên....

Câu hỏi 3: Nhũng nguyên nhân dẫn đến sụ diệt vong của nhiều loài động vật, thực vật?
Gợi ý:
Những nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động vật, thực vật:
- Do cháy rừng, khai thác quá mức, phép buôn bán trái phép tài nguyên sinh vật.
- Do các loại thiên tai xảy ra hàng năm.
- Do biến đổi khí hậu làm giảm khả năng thích nghi của sinh vật.
- Do các loại dịch bệnh bất thường xảy ra,...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây