BÀI 37: THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ PHÂN BIỆT MỘT SỐ NHÓM ĐỘNG VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Chọn các địa điểm phù hợp và an toàn.
• Ở các địa phương có thể chọn các địa điểm là ao, hồ, sông, suối, cánh đồng lúa, vườn cây, rừng... có độ đa dạng về các loài.
• Ở các thành phố có thể chọn các vườn quốc gia, vườn thú...
+ Dụng cụ:
• Kính lúp, ống nhòm, máy có chức năng ghi hình...
• Vở thực hành, bút dùng để ghi chép.
- Yêu cầu:
+ Thực hiện tốt nội quy buổi học ngoại khóa: an toàn, nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của giáo viên.
+ Ghi chép nhanh và chính xác các thông tin quan sát được để hoàn thành bài thu hoạch.
- Tiến hành:
+ Quan sát động vật ở nhiều chỗ khác nhau, ghi lại các đặc điểm: Tên loài, môi trường sống,...
+ Quan sát bằng những đặc điểm đặc trưng như: Màu sắc, hình dạng, cơ quan di chuyển,... bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp với tùy từng loài có kích thước khác nhau.
+ Quan sát sự di chuyển của động vật:
• Cơ quan di chuyển: Cánh, chân,...
• Hình thức di chuyển: Đi, bò, nhảy, bay,...
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
* Câu hỏi thu hoạch:
Câu hỏi: (Mục III Trang 134)
Gợi ý:
1. Hoàn thành bảng thu hoạch theo bảng:
STT |
Tên động vật quan sát được |
Môi trường sống |
Đặc điểm (hình dạng, màu sắc,...) |
1 |
Cá |
Dưới nước |
Vây bơi |
2 |
Tôm |
Dưới nước |
Chân phân đốt |
3 |
Sâu ăn lá |
Trên cạn (trên cây có nhiều lá non) |
Màu xanh |
4 |
Bọ ngựa |
Trên cạn (ở cây có lá màu xanh, cây có lá màu xám) |
Màu xanh, màu xám tùy môi trường |
5 |
Ếch đồng |
Ấm ướt (ven bờ ao, ruộng,...) |
Da ẩm ướt, chân có màng bơi |
6 |
Bướm |
Trên cạn |
Nhiều màu sắc sặc sỡ: Vàng, đen, xanh.... |
7 |
Châu chấu |
Trên cạn |
Chân, cánh |
2. a) - Động vật gặp nhiều nhất (động vật có xương sống); Bướm (có nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau,...). Động vật ít gặp nhất (động vật không xương sống).
- Động vật có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau: Sâu ăn lá, châu chấu, bọ ngựa thường có kích thước nhỏ hơn so với các loài tôm, cá, ếch,... Trong các loài sâu ăn lá, châu chấu,... kích thước của chúng cũng rất khác nhau.
- Cơ quan di chuyển có thể là: Vây bơi, chân hoặc các đôi chân, cánh,...
b) Tôm, cá, ếch đồng: Được dùng làm thực phẩm,...
Đa phần các loại: Sâu ăn lá, châu chấu, bọ ngựa, bướm... khi phát triển với số lượng lớn thường có hại cho cây trồng và phá hoại mùa màng,...
c) Nhiều loài dộng vật có màu sắc cùng vói màu môi trường mà nó sống hoặc có hình dạng giống với động vật trong môi trường nó đang sống.
Những động vật có đặc điểm này giúp nó trốn tránh được kẻ thù tốt hơn, ví dụ: Bọ ngựa que khi sống ở thân cây khô nó thường có màu xám giống màu của thân cây.
3. Vẽ lại hình ảnh một số loài em quan sát được hoặc có thế lưu bàng hình ảnh đã chụp bằng các loại máy đa dụng,...
III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu hỏi 1: Tại sao khi quan sát môi trường sống của các động vật thường thấy ếch sống ở ven bờ ruộng, ao, hồ,...
Gợi ý:
Vì ếch vừa hô hấp bằng da và phổi, da trần ẩm ướt. Nếu ếch sống ở môi trường khô ráo, da dễ mất nước, khi mất nước nhiều ếch sẽ chết.
Câu hỏi 2: Nêu ví dụ về một số loài động vật có lợi hoặc gây hại trong tự nhiên?
Gợi ý:
- Những động vật có lợi:
Tên động vật |
Lợi ích |
Cua, cá. tôm.... |
Cung cấp thực phẩm |
Trâu, bò, cừu.... |
Làm thực phẩm, cung cấp lông, da cho ngành công nghiệp, cung cấp sức kéo,... |
Chó săn.... |
Đào tạo làm nhiệm vụ trinh sát,... |
Chim.... |
Phục vụ du lịch,... |
- Nhũng động vật gây hại:
Tên động vật |
Tác hại |
Ốc bươu vàng, ốc sên,... |
Phá hoại cây trồng |
Ruồi, muỗi.... |
Vật trung gian truyền bệnh. |
Rắn, rết, bọ cạp,... |
Chứa chất độc gây hại cho người và động vật. |
Chuột,... |
Cắn đồ đạc trong nhà, phá hoại cây trồng, gây bệnh cho người,... |