© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 36. Động vật

Thứ ba - 01/03/2022 09:11
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 36. Động vật
Động vật là một nhóm sinh vật đa bào, nhân chuẩn, được phân loại là giới Động vật trong hệ thống phân loại 5 giới. Cơ thể của chúng lớn lên khi phát triển. Hầu hết động vật có khả năng di chuyển một cách tự nhiên và độc lập.

Bài 36: ĐỘNG VẬT

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Động vật là một nhóm sinh vật đa bào, nhân chuẩn, được phân loại là giới Động vật trong hệ thống phân loại 5 giới. Cơ thể của chúng lớn lên khi phát triển. Hầu hết động vật có khả năng di chuyển một cách tự nhiên và độc lập.
- Giới động vật được chia làm 20 ngành chủ yếu xếp vào 2 nhóm: Động vật có xương sống và động vật không có xương sống.
+ Động vật không xương sống bao gồm tất cả các động vật mà cấu tạo cơ thể của chúng không có xương sống. Các ngành chủ yếu như: Ngành ruột khoang, ngành giun tròn, ngành giun dẹp, giun đốt, thân mềm, chân khớp.
+ Động vật có xương sống là một phân ngành của động vật có dây sống, đặc biệt là nhùng loài với xương sống hoặc cột sống. Các xương của cột sống dược gọi là xương sống. Bao gồm các lớp chủ yếu: Các lớp cá (lớp cá sụn và lớp cá xương), lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim, lớp thú (lớp động vật có vú).
- Động vật có vai trò trong thực tiễn:
+ Lợi ích: Tham gia vào chuỗi thức ăn của nhiều loài sinh vật trong tự nhiên, cung cấp nguyên liệu làm thực phẩm, lông, da cho con người; Dùng làm thí nghiệm cho học tập, nghiên cứu khoa học, thử nghiệm thuốc; Động vật hỗ trợ cho người dùng trong lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh....
+ Tác hại: Làm vật trung gian truyền bệnh cho người (ruồi, muỗi, ốc, chuột, gián,...), giun sán kí sinh trong cơ thể người hoặc trâu bò, lợn gây nhiều bệnh, một số loài phá hoại mùa màng (châu chấu, bướm, sâu, ốc bươu vàng,...) và vật nuôi (cái ghẻ, rận,...).

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục II. 1 - Trang 127)
Hướng dẫn trả lời:
- Đại diện các loài thân mềm: Hến, trai ốc, ngao, sò, mực, bạch tuộc,...
- Đại diện các loài chân khớp: Nhện, châu chấu, cào cào, bọ ngựa, tôm, cua, chuồn chuồn,...

Câu hỏi: (Mục 11.2 - Trang 128)
Hướng dẫn trá lời:
Dại diện các loài cá: Các loài cá sống nước ngọt (cá trê, cá lóc, cá tràm cỏ, cá chim trắng, cá mè, cá chép, cá rô phi, cá basa,...), các loài cá sống nước lợ (cá đối, cá măng, cá mú, cá hồng,...), các loài cá sống ở nước mặn (cá trích, cá nục, cá bạc má, cá thu,...). 

Câu hỏi: (Mục 11.2 - Trang 128)
Hướng dẫn trả lời:
Ếch thường sống ở nơi ấm ướt, nếu nuôi ếch ở nơi khô thì ếch sẽ chết. Vì ếch có thể hô hấp bằng phổi nhưng ở trên cạn ếch hô hấp chủ yếu bằng da, nếu ở những nơi khô da ếch dễ mất nước nên ếch sẽ chết.

Câu hỏi: (Mục II - Trang 129)
Hướng dẫn trả lời:
Cá heo và cá voi cùng sống dưới nước và đều được gọi là cá, nhưng 2 loài này không xếp vào lớp Cá mà được xếp vào lớp Thú (Động vật có vú) vì: Có tim 4 ngăn hoàn chỉnh, động vật hằng nhiệt, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, có lông mao (tiêu giảm).

Câu hỏi: (Mục IV - Trang 131)
Hướng dẫn trả lời:
1. Tác hại động vật đối với thực vật: Một số loài động vật phá hoại cây trồng (bọ xít ăn lá cây, thân cây lúa bị ốc bươu vàng cắn ngang).
2. Các loài động vật gây hại trong cuộc sống hàng ngày: Chuột, ruồi, muỗi, kiến, gián, mối, côn trùng, sâu bọ, ve, bét, chấy, rận, rệp, giun sán,...
3. Khi ăn các loại thức ăn kém vệ sinh chưa được nấu kỹ, trứng giun hoặc ấu trùng sán còn sống sẽ đi vào cơ thể người và sinh sôi, phát triển gây bệnh khiến cơ thể gầy yếu, thiếu máu,... Các biện pháp phòng tránh các bệnh giun sán:
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh, không để ruồi nhặng bâu vào thức ăn, không để chó, lợn, gà,... tha phân gây ô nhiễm môi trường.
- Không sử dụng phân tươi để bón cho cày trồng.
- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để kịp thời.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: So sánh động vật với thực vật?
Gợi ý:
* Giống nhau:
- Đều cấu tạo từ tế bào
- Đều lớn lên và sinh sản 

* Khác nhau:
Thực vật Động vật
- Thành tế bào có cellulose
- Là sinh vật tự dưỡng
- Không thể di chuyển được, không hệ thần kinh và giác quan
- Thành tế bào không có cellulose
- Phần lớn là sinh vật dị dưỡng
- Có thể di chuyển được, có hệ thần kinh và giác quan

Câu hỏi 2: Em hãy tìm ở thục vật và động vật về một ví dụ mà sinh vật đó vừa là sinh vật tự dưỡng vừa là sinh vật dị dưỡng.
Gợi ý:
Ví dụ về thực vật vừa là sinh vật dị dưỡng vừa là sinh vật tự dưỡng: Có những loài thực vật vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng (như cây bắt ruồi). Nhưng nếu không có ruồi, các cây này vẫn sống vì chúng vẫn có khả năng quang hợp.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây