© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 34. Thực vật

Thứ bảy - 26/02/2022 10:13
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 34. Thực vật
Thực vật không mạch, hay thực vật bậc thấp là tên gọi chung để chỉ các nhóm thực vật không có hệ thống mạch. Thực vật không mạch không có rễ, thân và lá. Thực vật có mạch, hay thực vật bậc cao là các nhóm thực vật có các mô hóa gỗ để truyền dẫn nước, khoáng chất và các sản phẩm quang hợp trong cơ thể.

Bài 34: Thực vật

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Thực vật không mạch, hay thực vật bậc thấp là tên gọi chung để chỉ các nhóm thực vật không có hệ thống mạch. Thực vật không mạch không có rễ, thân và lá.
- Thực vật có mạch, hay thực vật bậc cao là các nhóm thực vật có các mô hóa gỗ để truyền dẫn nước, khoáng chất và các sản phẩm quang hợp trong cơ thể.
- Thực vật có mạch bao gồm ngành dương xỉ, thông đất, thực vật có hoa
- Thực vật hạt kín, thực vật lá kim và các thực vật hạt trần khác.
- Vai trò của thực vật trong tự nhiên và đời sống con người: Cung cấp khí oxi cho con người và động vật, tạo bầu không khí trong lành, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế hiện tượng lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, bảo vệ và giữ mạch nước ngầm, cung cấp lương thực cho con người, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, cung cấp dược liệu, làm cảnh.... Bên cạnh đó một số thực vật cùng có hại như: Cây cần sa, cây thuốc phiện, cây thuốc lá,...

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 115)
Hướng dẫn trả lời:
Nhận xét:
- Số lượng loài của ngành thực vật hạt kín nhiều nhất khoảng 10300 loài.
- Số lượng loài của ngành thực vật hạt trần ít nhất khoảng 69 loài.

Câu hỏi: (Mục I - Trang 116)
Thực vật sống ở mọi nơi xung quanh chúng ta, chúng sống ở trên mặt nước, sống ở vùng nước lợ, sống ở các sa mạc cằn cỗi,...

Câu hỏi: (Mục II.1 - Trang 117)
Hướng dẫn trả lời:
1. Ở những nơi khô hạn, có nắng chiếu trực tiếp thì rêu không sống được. Vì rêu mới chỉ có rễ giả (chưa có rễ thật), có thân và lá nhưng chưa có mạch dẫn nên chưa có khả năng hút và vận chuyển nước cho cây. Vì vậy rêu phải sống trong môi trường ấm ướt.
2. Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, thềm gây trơn trượt và mất thấm mỹ phải:
- Sơn tường hoặc ốp lát gạch đá,... 
- Thường xuyên vệ sinh, khô ráo không để nước đọng tạo môi trường ẩm cây rêu dễ phát triển gây nguy hiểm và mất mỹ quan.
hinh 34

Câu hỏi: (Mục 11.2 - Trang 118)
Hướng dẫn trả lời:
Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ (hình 34.4):
- Rễ: Rễ chùm, gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tủa ra từ gốc thân.
- Lá non đầu cuộn tròn, lá già duỗi thẳng.
- Thân hình trụ, nằm ngang.

Câu hỏi: (Mục II.2 - Trang 118)
Hướng dẫn trả lời:
Đặc điểm để xếp cây thông vào nhóm cây hạt trần (hình 34.5): Vì cây thông chưa có hoa và quả, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.

Câu hỏi: (Mục 11.2 - Trang 118)
Hướng dẫn trả lời:
Tên một số loài thực vật hạt kín: Cây cam, chanh, bưởi, cây ngô, cây khoai tây, cây khoai lang, cây nghệ, cây gừng....

Câu hỏi: (Mục 111 - Trang 119)
Hướng dẫn trả lời:
- Trồng cây trong nhà có tác dụng:
+ Làm ngôi nhà đẹp hơn (mang tính thẩm mỹ)
+ Lọc không khí tốt hơn: Lá cây có thể giữ các hạt bụi mịn, hút nhiều loại khí độc.
+ Làm tinh thần con người vui vẻ, khỏe mạnh hơn,...
- Các cây được trồng trong nhà: Cây trầu bà, cây cọ cảnh, cây sống đời, cây nha đam, cây vạn niên thanh,...

* Câu hỏi hoạt động
Câu hỏi: (Mục II - Trang 119)
Gợi ý:
1. So sánh các ngành thực vật về môi trường sống, cấu tạo đặc trưng (cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản), hình thức sinh sản:
Ngành
Đặc điểm
Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín
Môi trường sống Nơi ẩm ướt Nơi ẩm ướt Vùng ôn đới Trên cạn, dưới nước (khắp nơi)
Cơ quan sinh dưỡng Rể giả, thân chưa phân nhánh, lá Rễ thật, thân mạch, lá non cuộn tròn Rễ thật, thân có mạch, lá kim Rễ, thân, lá, đa dạng về hình thái (lá đơn, thân, củ, thân, rễ, rễ cọc, rễ chùm)
Cơ quan sinh sản Bằng bào tử Bằng bào tử Bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở Hoa, quả, hạt
Hình thức sinh sản Sinh sản vô tính và hữu tính Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính Sinh sản hữu tính

Câu hỏi: (Mục II - Trang 119)
Gợi ý:
Ngành Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín
Loài Rêu tường Bèo ong Thông, vạn tuế Lúa, đậu tương, hoa hồng, bưởi, cau
Giải thích Sống nơi ẩm ướt có rễ giả, lá, thân chưa phân nhánh Sống trôi nổi trên mặt nước, rễ giả, lá chứa ổ túi bào tử Sống ở cạn, lá nhọn, hạt nằm lộ trên lá noãn Sống cạn,… rễ, thân, lá thật có mạch dẫn, có hoa, quả, hạt

Câu hỏi: (Mục III. 1 - Trang 120)
1. - Lượng cháy của dòng nước ở nơi có rừng nhỏ hơn lượng chảy ở đồi trọc. Vì ở nơi có rừng, cây giúp ngăn dòng chảy và giữ lại nước mưa nên dòng chảy sẽ nhỏ hơn.
- Lượng chảy của dòng nước mưa ảnh hưởng đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất. Lượng chảy càng nhỏ, đất càng màu mỡ và đất càng giữ được nhiều nước.
Qua đó cũng thấy được đất trên đồi, núi trọc dễ bị xói mòn, sạt lở hơn, hạn hán hơn.

2. Một số thiên tai ở nước ta: Lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,...
- Nguyên nhân: Khai thác rừng quá mức nhất là rừng dầu nguồn, do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,…
- Biện pháp: Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc,…

Câu hỏi: (Mục III.2 – Trang 121)
Vai trò của thực vật đối với con người Tên cây
Cung cấp lương thực, thực phẩm Lúa
Lấy quả Cây chuối, cà chua, vải
Làm cảnh Cây vạn tuế
Lấy gỗ Cây bạch đàn
Làm thuốc Cây nha đam, cây đinh lăng
Công dụng khác (lấy hạt) Cây cà phê
 

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi: Cho một số cây sau: Cây nhãn, cây trúc đào, cây hà thủ ô, cây cần sa, cây cà độc dược, cây đậu xanh. Em hãy giải thích về mặt có lợi và tác hại của những cây trên?
Gợi ý:
- Nhũng cây có lợi:
+ Cây nhãn: Lấy quả
+ Cây hà thủ ô: Làm thuốc
+ Cây đậu xanh: Lấy hạt
- Những cây có hại:
+ Cây cần sa: Chứa chất gây nghiện
+ Cây cà độc dược: Nhựa cây có thể gây dị ứng cho da
+ Cây trúc đào: Trong các bộ của cây chứa chất độc gây hại đến tính mạng con người nếu ăn phải.
* Chú ý: Một số cây có thể vừa có lợi nhưng vừa có hại vì vậy trong quá trình sử dụng cần tìm hiểu cẩn thận để không gây nguy hiểm.
- Cây đỗ quyên: Dùng làm cảnh nhưng tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc. Người bị ngộ độc do loài cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng,...
- Cây cẩm tú cầu: Trồng làm cảnh nhưng lá và củ cây có chất độc gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp,... 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây