© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 39. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Thứ ba - 01/03/2022 09:32
Bài 39  Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Bài 39 Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 39. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

Bài 39: TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN

I. KIẾN THỨC TRỌNG TẤM

- Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Chọn các địa điểm phù hợp và an toàn.
• Ở các địa phương có thể chọn các địa điểm là ao, hồ, sông, suối, cánh, đồng lúa, vườn cây, rừng,... có độ da dạng về các loài.
• Ở các thành phố có thể chọn các vườn quốc gia, vườn thú,...
+ Dụng cụ:
• Kính lúp, ống nhòm, máy có chức năng ghi hình, vợt bắt bướm, panh, vợt thủy linh, lọ đựng mẫu....
• Vở thực hành, bút dùng để ghi chép, nhãn dán mẫu.
+ Yêu cầu:
• Thực hiện tốt nội quy buổi học ngoại khóa: An toàn, nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của giáo viên, ăn mặc gọn gàng,... 
• Ghi chép nhanh và chính xác các thông tin quan sát được đế hoàn thành bài thu hoạch,...
• Cẩn thận khi tiếp xúc với mầu vật có độc tố.
+ Tiến hành:
• Quan sát động vật và thực vật bằng nhiều cách khác nhau (bằng kính lúp, ống nhòm, máy quay,...) tùy vào từng đối tượng có kích thước to, nhỏ, ở xa hay gần,...
• Ghi chép lại tên, môi trường sống, số lượng cá thể và kích thước cơ thể,...
• Làm bộ sưu tập ảnh dựa vào hình ảnh lưu lại được để phân loại theo nhóm khác nhau và trang trí tập san,...
• Đối với thực vật quan sát và ghi vào sổ đặc điểm hình thái các loài thực vật bao gồm: Đặc điểm rễ, thân, lá, cơ quan sinh sản để phân loại vào ngành phù hợp.
• Đối với động vật quan sát đặc điểm hình thái và đặc trưng giữa các ngành, lớp động vật đã học để phân loại thuộc động vật không xương sống hay động vật có xương sống,...
• Cách bắt mẫu tùy đối tượng để dạt hiệu quả cao: Động vật sống ở dưới nước dùng vợt thủy tinh, động vật có khả năng bay chuồn chuồn, dế, châu chấu.... cần phải khóa vượt. Một số loài có chất độc cần dùng panh, loài động vật có kích thước lớn có thể dùng dụng cụ khác,..,

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

*Câu hỏi thu hoạch:
Câu hỏi: (Mục III - Trang 143)
Gợi ý:
1. Báo cáo bài thực hành theo nhóm, mỗi nhóm phải có một tập san về các mẫu vật đã quan sát được.
2. Kể tên loài thực vật quan sát được: Ngành Rêu, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần, ngành Hạt kín,...
3. Nhóm thực vật gặp nhiều nhất (ngành thực vật Hạt kín) và nhóm thực vật gặp ít (ngành Rêu) căn cứ vào đặc điểm môi trường, sự thích nghi, … để giải thích.
4. Hoàn thành vào phiếu học tập số 1:
 
Tên cây Môi trường sống Đặc điểm Vị trí phân loại Vai trò
Rễ cây Thân cây Cơ quan sinh sản
Rêu Thân cây, ven tường Rễ giả Chưa phân nhánh Bào tử ở lá già Ngành Rêu Tham gia chuỗi thức ăn trên cạn.
Rau bợ Ven bờ ruộng Rễ thật Thân cỏ, bò ngang có nhiều mấu Bào tử Ngành Dương xỉ Làm thức ăn cho động vật
Cây vạn tuế Cạn, là cây ưa sáng Rễ chùm Hình trụ tròn Bào tử Ngành hạt trần Dùng làm cảnh
Cây lúa Cạn, nước Rễ chùm Thân cỏ Sinh sản hữu tính Ngành Hạt kín Lương thực
Cây mướp Cạn Rễ cọc Thân leo Sinh sản hữu tính Ngành Hạt kín Cây ăn quả

5. - Trong các loài thực vật quan sát loài có kích thước nhỏ (Rêu), loài có kích thước lớn (cây ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần, ngành Hạt kín).
- Kích thước của thực vật rất da dạng và phong phú.

6. Hoàn thành phiếu học tập số 2:
STT Tên động vật quan sát được Môi trường sống Đặc điểm (hình dạng, màu sắc, chi, cánh ...) Vị trí phân loại Vai trò ( chính)
1 Tôm Dưới nước Chân phân đốt Lớp giáp xác Thực phẩm xuất khẩu
2 Dưới nước Cơ thể hình thoi, dẹp hai bên Lớp cá Thực phẩm, xuất khẩu
3 Cua Dưới nước Chân phân đốt Lớp giáp xác Thực phẩm, xuất khẩu
4 Chim Trên cạn Có lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh Lớp chim Thực phẩm, lấy lông
5 Bọ que Trên các cành cây Thân dài hình que, màu nâu, đen hoặc xanh lá cây Lớp côn trùng Làm thức ăn cho các động vật khác
6 Vịt Trên cạn Có lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh Lóp thú Thực phẩm, lấy lông
7 Bướm Trên cây Có 2 đôi cánh lớn, màu sắc sặc sỡ Lớp côn trùng Thụ phấn cho cây, làm thức ăn cho các động vật khác
8 Trên cạn Có lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh Lớp thú Thực phẩm

7. Thực vật và động vật đa dạng về môi trường sống.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Vì sao chỉ thấy “Rêu” sống ở ven tường, thân cây,...?
Gợi ý:
“Rêu” sống ở ven tường, thân cây,... Vì “Rêu” mới có rễ giả, thân, lá mảnh, nhỏ và phân nhánh ít nên khả năng hút nước còn nhiều hạn chế. Do vậy để có đủ lượng nước cơ thể cần, “Rêu” phải sống ở nơi ẩm ướt để hạn chế sự thoát hơi nước qua lá, luôn lấy được nước nhanh chóng và quá trình vận chuyển nước trong cây thuận lợi.

Câu hỏi 2: Tại sao khi quan sát “bọ que” đậu trên cành cây thân của chúng thường có màu sắc lúc giống màu lá cây, lúc giống màu thân cây?
Gợi ý:
“Bọ que” đậu trên cành cây thân của chúng thường có màu sắc lúc giống màu lá cây, lúc giống màu thân cây giúp chúng ngụy trang để lẫn trốn kẻ thù.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây