© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời và thiên thể

Thứ sáu - 18/03/2022 10:22
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời và thiên thể
Các thiên thể có thể tự phát sáng gọi là sao như: Mặt Trời,... Các thiên thể không tự phát sáng gọi là hành tinh, là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao như: Trái Đất... Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh hành tinh như: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất,...

Bài 52: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI VÀ THIÊN THỂ

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Ban ngày mắt người quan sát thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do chuyển động tự quay của Trái Đất quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông.
- Các thiên thể có thể tự phát sáng gọi là sao như: Mặt Trời,...
- Các thiên thể không tự phát sáng gọi là hành tinh, là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao như: Trái Đất...
- Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh hành tinh như: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất,...

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 179)
Hướng dẫn trả lời:
Ví dụ về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực như: Một học sinh đạp xe đến trường, quan sát thấy hàng cột bóng đèn bên dường đang đi về phía mình. Chuyển động của hàng cột bóng đèn bên đường mà học sinh quan sát thấy là chuyển động nhìn thấy, còn chuyển động của học sinh đạp xe đến trường là chuyển động thực.

Câu hỏi: (Mục II - Trang 180)
Hướng dẫn trả lời:
1. Sử dụng kiến thức về nhìn thấy và chuyển động thực ta có thể giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây bằng cách khác như sau: Khi Trái Đất tự quay quanh chính mình theo chiều từ Tây sang Đông là chuyển động thực thì chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời quanh Trái Đất có chiều ngược lại với chiều chuyển động thực của Trái Đất sẽ là từ Đông sang Tây.

2. Trên hình vẽ 52.2 mô tả đúng sự quay của Trái Đất quanh trục của nó.

Câu hỏi: (Mục III - Trang 181)
Hướng dẫn trả lời:
- Vệ tinh Spút-nhích của Liên Xô (cũ) phóng lên bầu trời không phải là một thiên thể. 
- Vì vệ tinh Spút-nhích là vệ tinh nhân tạo do con người tạo ra, không phải vật thể tự nhiên trong không gian vũ trụ.

* Câu hỏi hoạt động: (Mục II - Trang 180)
Gợi ý:
1. - Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất nhưng trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp là do chuyển động tự quay của Trái Đất quay quanh trục của mình, do đó phía Trái Đất quay về phần nhận được ánh sáng trên Trái Đất sẽ là ban ngày, phân không nhận được ánh sáng trên Trái Đất là ban đêm xen kẽ nhau tạo ra ngày và đêm liên tiếp theo chu kỳ quay của Trái Đất quanh trục của mình.
- Minh họa câu trả lời: Dùng bóng đèn là Mặt Trời, còn quả địa cầu là Trái Đất. Khi đó phần mặt quả địa cầu (phía trên) được chiếu sáng coi là ban ngày, phía nửa quả địa cầu (nửa dưới còn lại) không được chiếu sáng được coi là ban đêm.

2. Hình ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh nhân tạo thì mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa Trái Đất. Hai hình ảnh này chụp cách nhau ít nhất là 12 tiếng.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về Hệ Mặt Trời? Các vệ tinh của hành tinh trong hệ Mặt Trời?
Gợi ý:
- Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.
- Hệ mặt trời gồm có Mặt Trời và 9 hành tinh quay quanh Mặt Trời, theo các quỹ đạo elip gần tròn.
- Các vệ tinh gồm:
Hành tinh Thủy Tinh Kim Tinh Trái Đất Hỏa Tinh Mộc Tinh Thổ Tinh Thiên Vương Tinh Hải Vương Tinh
Số vệ tinh 0 0 1 2 79 82 27 14

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây