© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 53: Mặt Trăng

Thứ bảy - 19/03/2022 10:06
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 53: Mặt Trăng
Trái Đất có một vệ tinh duy nhất đó là Mặt Trăng. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trong thời gian bằng khoảng một tháng. Mặt Trăng không tự phát sáng, chúng ta nhìn thấy được Mặt Trăng là do ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng rồi phản chiếu đến Trái Đất đi vào mắt chúng ta.

Bài 53: MẶT TRĂNG
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 

- Trái Đất có một vệ tinh duy nhất đó là Mặt Trăng. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trong thời gian bằng khoảng một tháng.
- Mặt Trăng không tự phát sáng, chúng ta nhìn thấy được Mặt Trăng là do ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng rồi phản chiếu đến Trái Đất đi vào mắt chúng ta.
- Mặt Trăng có dạng hình cầu, nhưng hình dạng quan sát được của Mặt Trăng trên Trái Đất thay đổi mỗi ngày là do Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên góc nhìn Mặt Trăng từ Trái Đất khác nhau.
- Pha của Mặt Trăng là sự xuất hiện của phần bề mặt Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời khi qua mắt người quan sát từ Trái Đất.
+ Không Trăng (còn gọi là Trăng non) khi phần Mặt Trăng không được chiếu sáng (nửa tối của Mặt Trăng) hướng hoàn toàn về Trái Đất, quan sát Mặt Trăng từ Trái Đất trong trường hợp này không nhìn thấy Trăng.
+ Trăng tròn khi phần Mặt Trăng được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời (nủa sáng của Mặt Trăng) hoàn toàn hướng về Trái Đất. Quan sát Mặt Trăng từ Trái Đất trong trường hợp này ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 183)
Hướng dẫn trả lời:
Hình dạng của Mặt Trăng mà em quan sát được vào ban đêm: có nhiều hình dạng khác nhau phụ thuộc vào các ngày khác nhau trong tháng như: Trăng tròn (giữa tháng), Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, không Trăng.
Mắt quan sát nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau là do phần ở Trái Đất vào các ngày khác nhau ta quan sát được diện tích khác nhau của bề mặt Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng đang hướng về phía Trái Đất.

Câu hỏi: (Mục I - Trang 184)
trang khuyet

Hướng dẫn trả lời:
1. Ta quan sát được Trăng khuyết ở nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng có những điểm giống và khác nhau như:
Giống nhau: Hình dạng Mặt Trăng quan sát được đều là Trăng khuyết (hình lưỡi liềm).
Khác nhau: Hai phần Trăng khuyết nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng ngược nhau.
Cụ thể: Trên hành trình đến Trăng tròn, ta sẽ quan sát thấy tỷ lệ lớn dần lên từ Trăng khuyết đầu tháng ở nửa được chiếu sáng của Mặt Trăng và hiện tượng này được gọi là trăng tròn dần. Khi chuyển từ Trăng tròn đến Trăng khuyết cuối tháng, chúng ta sẽ nhìn thấy tỷ lệ nhỏ dần đi ở phần được chiếu sáng của Mặt Trăng; Hiện tượng này được gọi Trăng khuyết dần.

2. Khi Trăng tròn thì sau khoảng 4 tuần ta lại quan sát lại được Trăng tròn → khoảng thời gian giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau khoảng 4 tuần.

* Câu hỏi hoạt động: (Mục II - Trang 185)
trăng ban nguyet

Gợi ý: Sơ đồ cho thấy vị trí của Mặt Trời. Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy bán nguyệt.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Nêu nội dung về bài đồng dao Việt Nam về các pha của Mặt Trăng cũng như thời gian trăng mọc?
Gợi ý: Nội dung
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mong năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mồng bảy thượng huyền
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy sảy giường chiếu
Mười tám rám trấu
Mười chín đụn dịn
Hăm mươi giấc tốt
Hăm mốt nửa đêm
Hăm hai hạ huyền
Hăm ba gà gáy
Hăm bốn ở đâu
Hăm nhăm ở đấy
Hăm sáu đã vậy
Hăm bảy làm sao
Hăm tám thế nào
Hăm chín thế ấy
Ba mươi chẳng thấy
Mặt mày trăng đâu?

Câu hỏi 2: Nêu hiểu biết của em về Nhật thực?
nhat thuc

Gợi ý:
- Nhật thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng (hay Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời).
- Nhật thực chỉ có thể xảy ra tại thời điểm trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.
- Trong lúc nhật thực toàn phần Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.
- Khi có Nhật thực thì ở Trái Đất Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.
- Khi có Nhật thực thì ở Trái Đất sẽ rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Do vậy để quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp hình ảnh lúc nhật thực.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây