Mở đầu trang 18. Năm 1998, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO thông qua Nghị quyết ghi danh Chi-chen Ít-da – Thành phố thời tiền thực dân Tây Ban Nha, thuộc nền văn minh May-a cổ đại (Mê-hi-cô hiện nay), vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.
Vậy những ngành khoa học, lĩnh vực nào đã và đang nghiên cứu về khu di tích Chi-chen Ít-da học sử dụng tri thức lịch sử về khu di tích này? Mối quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học, lĩnh vực đó được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Một số ngành khoa học đang nghiên cứu về khu di tích Ch-chen Ít-da là: sử học, khảo cổ học, địa lí học; tôn giáo học, kiến trúc, nghệ thuật…
- Mối quan hệ sử học với các ngành khoa học đó là quan hệ gắn bó, gần gũi, tương hỗ lẫn nhau.
1. Sử học - Môn khoa học mang tính liên ngành
Câu hỏi trang 19: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 3.2, hãy giải thích vì sao Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành. Lấy ví dụ.
Trả lời:
- Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành:
+ Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gic, xử lí sử liệu, điền dã,… Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học,...)
+ Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.
+ Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo,..
- Ví dụ: dể khôi phục và làm nổi bật giá trị của khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, sử học đã khai thác và sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau, như: khảo cổ học, địa lí học, văn học, kiến trúc, điêu khắc..
2. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
Câu hỏi trang 20: Đọc thông tin, và quan sát Hình 3.3, Sơ đồ 3.1, hãy nêu mối liên hệ giữa Sự học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Lấy ví dụ và phân tích.
Trả lời:
- Mối liên hệ giữa Sự học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn:
+ Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.
+ Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
+ Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.
+ Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học. Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn - Sử, Sử - Địa, Sử- Triết, có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.
- Ví dụ: tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, tư tưởng:
+ Giá trị lịch sử được thể hiện ở việc: sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lơi, Nguyễn Trãi thừa lệnh của chủ tưởng Lê Lợi soạn thảo ra bản Bình Ngô Đại cáo để bố cáo thiên hạ. Tác phẩm này đã tổng kết lại cuộc khởi nghĩa quật cường của dân tộc Đại Việt: từ những ngày khổ cực, đau thương dưới ách thống trị của nhà Minh; những ngày gian lao trên núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng như Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang…
+ Giá trị văn học: Bình Ngô Đại cáo là một văn bản chính luận được đánh giá cao về hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc.
+ Giá trị tư tưởng: Bình Ngô Đại cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.
Câu hỏi trang 21: Đọc thông tin, và quan sát các hình 3.4, 3.5, hãy nêu mối liên hệ giữa các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học. Lấy ví dụ và phân tích.
Trả lời:
- Mối liên hệ giữa các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học:
+ Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.
+ Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, thương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.
- Ví dụ: khai thác một số tác phẩm văn học như Tắt đèn của Ngô Tất tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Chí phèo của Nam Cao… chúng ta có thể hiểu biết một cách sinh động hơn về đời sống xã hội ở nông thôn và thành thị Việt Nam trong những năm 1930 – 1945.
3. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
Câu hỏi trang 22: Đọc thông tin, và quan sát Sơ đồ 3.2, Bảng 3, hãy nêu vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ. Lấy ví dụ và phân tích.
Trả lời:
- Vai trò của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:
+ Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và Công nghệ, đặc biệt là linh vực có truyền thống lâu đời như: Toán học, Vật lý Hoá học, Thiên văn học,..
+ Những công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ vừa cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và Công nghệ, vừa đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.
+ Lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ là một bộ phận và có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các lĩnh vực khoa học này. Sự tổng kết về lịch sử giúp những người làm khoa học tự nhiên và Công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn, nảy sinh những ý tưởng khoa học mới, hạn chế lặp lại sai lầm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.
- Ví dụ: công trình nghiên cứu về “Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học” của G. Đi-ô-ghê-nốp giúp chúng ta có những hiểu biết cơ bản về lịch sử phát minh và sử dụng của từng nguyên tố hóa học. Thông qua những tri thức lịch sử trong sách, chúng ta sẽ biết được:
+ Tại sao có những nguyên tố được phát hiện ra sớm, tại sao có những nguyên tố lại được biết đến muộn hơn?
+ Các nhà bác học đã có đóng góp như thế nào trong lĩnh vực nghiên cứu các nguyên tố hóa học.
Câu hỏi trang 24: Đọc thông tin, và quan sát các sơ đồ 3.3, 3.4, các hình 3.6, 3.7 hãy nêu vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học. Lấy ví dụ và phân tích.
Trả lời:
- Khoa học tự nhiên và công nghệ có mối quan hệ tương hỗ với Sử học.
+ Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cung cấp nguồn dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học, thông qua đó, nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.
+ Các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thảm, hệ thống thông tin địa li (GIS), trị tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tại ảo, hỗ trợ các nhà sử học một cách hiệu quả trong quá trình thu thập và xử lí sử liệu trình bày và tái hiệu quả khứ.
- Ví dụ: trong tác phẩm “Chiếc nút áo của Napoleon – 17 phân tử thay đổi lịch sử”, bằng những hiểu biết khoa học về nguyên tố thiếc (Sn), hai tác giả Penny Le Couteur và Jay Burreson đã đưa ra một cách luận giải, một nhận thức lịch sử thú vị về nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân do Napoleon chỉ huy khi tiến quân xâm lược nước Nga (vào năm 1812). Theo hai tác giả này: nút áo của đội quân hơn 700.000 người do Napoleon chỉ huy đều được làm từ bằng thiếc. Tuy nhiên, thiếc lại có thể biến thành bột vụn ở nhiệt độ dưới -30°C. Trong khi đó, nhiệt độ -30°C lại là nền nhiệt bình thường của mùa đông ở Nga. Vì phải chịu lạnh do không thể “cài nút áo” được, đội quân của Napoleong ngày càng suy yếu và thất bại thảm hại dưới cái lạnh khủng khiếp trong cuộc xâm lược này.
* Luyện tập và vận dụng trang 24
Luyện tập 1 trang 24: Bằng kiến thức lịch sử đã học, hãy làm sáng tỏ nhận định: Sử học là ngành khoa học có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trả lời:
- Sử học là ngành khoa học có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì:
+ Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học,...)
+ Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.
+ Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo,..
Luyện tập 2 trang 24: Trình bày mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Lấy ví dụ phân tích về mối liên hệ đó.
Trả lời:
* Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ gắn bó, tương hỗ với nhau:
+ Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử. Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
+ Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.
+ Mặt khác, những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn có vai trò hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.
* Ví dụ và phân tích: tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, tư tưởng:
+ Giá trị lịch sử được thể hiện ở việc: sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lơi, Nguyễn Trãi thừa lệnh của chủ tưởng Lê Lợi soạn thảo ra bản Bình Ngô Đại cáo để bố cáo thiên hạ. Tác phẩm này đã tổng kết lại cuộc khởi nghĩa quật cường của dân tộc Đại Việt: từ những ngày khổ cực, đau thương dưới ách thống trị của nhà Minh; những ngày gian lao trên núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng như Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang…
+ Giá trị văn học: Bình Ngô Đại cáo là một áng văn chính luận được đánh giá cao về hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc.
+ Giá trị tư tưởng: Bình Ngô Đại cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.
Vận dụng trang 24. Em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác như thế nào?
Trả lời:
- Em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để việc tìm kiếm, thu thập và đối chiếu các nguồn sử liệu trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: Quan sát hình ảnh, thu thập thông tin của các hiện vật do người xưa để lại (nguồn sử liệu hiện vật) thông qua dự án Bảo tàng 3D của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Việt Nam)
- Với các môn học khác, em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để việc tìm kiếm, thu thập tài liệu có liên quan đến môn học. Ví dụ: tìm hiểu về lịch sử phát hiện ra các nguyên tố hóa học…