© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí 6 sách Cánh diều (Đề 3)

Thứ bảy - 04/05/2024 04:47
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí 6 sách Cánh diều, có đáp án kèm theo.
 Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?


A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
B. Khởi nghĩa Lý Bí.
C. Khởi nghĩa Bà Triệu.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 2. Sau khi đánh đổ ách cai trị của nhà Lương, mùa Xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, lập ra nhà nước
A. Âu Lạc.
B. Vạn Xuân.
C. An Nam.
D. Đại Việt.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã
A. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ bền bỉ của người Việt.
B. lật đổ ách cai trị của nhà Đường, giành lại nền độc lập, tự chủ của dân tộc.
C. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
D. đánh đổ chính quyền đô hộ của nhà Lương, dựng nước Vạn Xuân.

Câu 4. Dưới thời Bắc thuộc, tư tưởng, tôn giáo nào được tiếp nhận một cách tự nhiên cùng với văn hoá truyền thống của người Việt?
A. Phật giáo và Đạo giáo. 
B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo. 
C. Nho giáo và Thiên Chúa giáo. 
D. Đạo giáo và Thiên Chúa giáo. 

Câu 5. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?
“Đố ai trên Bạch Đằng Giang
Phá quân Nam Hán giữ an quê nhà?”
A. Dương Đình Nghệ.
B. Ngô Quyền.
C. Khúc Hạo. 
D. Khúc Thừa Dụ. 

Câu 6. Lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay? 
A. Bắc Trung Bộ.
B. Nam Trung Bộ. 
C. Bắc Bộ.
D. Nam Bộ. 

Câu 7. Nội dung nào dưới đây đúng khi tìm hiểu về Vương quốc Chăm-pa?
A. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
B. Cư dân đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn.
C. Ra sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống ách đô hộ của nhà Ngô.
D. Xã hội phân chia thành các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, nô lệ.

Câu 8. Thương cảng nổi tiếng nhất ở Vương quốc Phù Nam là
A. Pa-lem-bang.
B. Đại Chiêm.
C. Trà Kiệu.
D. Óc Eo.

Câu 9. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở
A. biển và đại dương.
B. các dòng sông lớn.
C. ao, hồ, vũng vịnh.
D. băng hà, khí quyển.

Câu 10. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
C. Các hoạt động sản xuất của con người.
D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.

Câu 11. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?
A. Trăng tròn và không trăng.
B. Trăng khuyết và không trăng.
C. Trăng tròn và trăng khuyết.
D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do
A. bão, lốc xoáy trên các đại dương.
B. chuyển động của dòng khí xoáy.
C. sự thay đổi áp suất của khí quyển.
D. động đất ngầm dưới đáy biển.

Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?
A. Thành phần quan trọng nhất của đất.
B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.
C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.
D. Thường ở tầng trên cùng của đất.

Câu 14. Cây trồng nào sau đây tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm?
A. Nho, củ cải đường.
B. Chà là, xương rồng.
C. Thông, tùng, bách.
D. Cà phê, cao su, tiêu.

Câu 15. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?
A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.
D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 16. Ở trên thế giới tỉ lệ người sống trong các đô thị 
A. tăng dần.
B. khó xác định.
C. giảm dần.
D. không thay đổi.

Câu 17. Tài nguyên nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên?
A. Khoáng sản.
B. Nguồn nước.
C. Khí hậu.
D. Thổ nhưỡng.

Câu 18. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm phía trên tầng đối lưu.
B. Các tầng không khí cực loãng.
C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Câu 19. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?
A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 20. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là
A. H2O, CH4, CFC.
B. N2O, O2, H2, CH4.
C. CO2, N2O, O2.
D. CO2, CH4, CFC.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). 

a. Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng (938).
b. Chiến thắng Bạch Đằng (938) của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Câu 2 (3,0 điểm). 
a) Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ? Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ?
b) Hãy kể tên một số loài thực vật, động vật sống trên lục địa ở vùng Bắc Cực?
 
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-C 2-B 3-A 4-A 5-B 6-B 7-A 8-D 9-A 10-A
11-A 12-D 13-C 14-D 15-D 16-A 17-A 18-B 19-A 20-D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM





1
 (2,0 điểm)
- Diễn biến trận Bạch Đằng (938):
+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo dẫn quân tiến vào khu vực cửa biển Bạch Đằng. Khi nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh và giả vờ thua.
+ Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.
+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy.
+ Nước triều rút ngày càng mạnh, bãi cọc ngầm lộ ra. Các chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc, vỡ và bị chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.

0,25

0,25
0,25
0,25
- Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (938)
+ Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.
+ Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

0,25
0,5

0,25




2 (3,0 điểm)
a)
- Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì nó góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.
- Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ bởi nó có giá trị rất lớn đối với con người.
+ Sông, hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất.
+ Nơi sinh sống của nhiều loại động vật, thực vật.
+ Phát triển giao thông vận tải, du lịch sinh thái, thủy điện,... 
b) Một số loại thực vật, động vật sống ở vùng Bắc Cực: gấu bắc cực, cáo tuyết, cá voi trắng, nhạn bắc cực, rêu, địa y,...

1,0

1,5


 
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây