A. TRẮC NGHIỆM. (4.0 điểm)
Em hãy chọn 01 chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm.
Câu 1: Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm
A. 1912.
B. 1913.
C. 1911.
D. 1910
Câu 2: Kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị là
A. nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây
B. giúp Nhật Bản phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, có vị thế bình đẳng với các nước Âu - Mỹ.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. đứng đầu thế giới ngành công nghiệp nặng
Câu 3: Trước hành động xâm nhập và từng bước xâm lược của thực dân phương Tây, nhân dân các nước Đông Nam Á và Ấn Độ có thái độ
A. tỏ ra nhún nhường, cam chịu
B. thể hiện hòa chí, đầu hàng
C. liên tục nổi dậy đấu tranh nhằm bảo vệ/ giành lại nền độc lập
D. Đáp án khác.
Câu 4: Phong trào tiêu biểu trong đấu tranh giành độc lập của Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là
A. phong trào Cần vương (1885 - 1896)
B. khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913).
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. phát triển các công ty độc quyền.
Câu 5: Nhà Nguyễn chính thức thành lập vào năm
A. 1802.
B. 1972.
C. 1804.
D. 1821.
Câu 6: Nhà Nguyễn chính thức thành lập, chọn kinh đô là
A. Phú Xuân.
B. Bắc Thành.
C. Gia Định Thành.
D. Phiên An.
Câu 7: Nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật nào để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của nhà vua?
A. Bộ luật Hình thư.
B. Bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long).
C. Quốc triều hình luật.
D. Đáp án khác.
Câu 8: Văn hoá thời Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX đã khôi phục
A. vị trí độc tôn của Nho giáo.
B. vị trí độc tôn của Phật giáo.
C. vị trí độc tôn của Thiên Chúa giáo.
D. vị trí độc tôn của Đạo giáo.
Câu 9: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng
A. cao nguyên.
B. đồng bằng.
C. đồi.
D. núi
Câu 10: Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu là
A. quy mô kinh tế thế giới tăng.
B. dân số thế giới tăng nhanh.
C. thiên tai bất thường, đột ngột.
D. thực vật đột biến gen tăng.
Câu 11: Đâu là biểu hiện của thoái hóa đất?
A. Đất trở nên giàu dinh dưỡng.
B. Nguy cơ hoang mạc hóa giảm.
C. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng giảm.
D. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng.
Câu 12: Đất phù sa được hình thành do
A. sự tác động của con người.
B. xác vi sinh vật hình thành.
C. sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển.
D. quá trình phong hoá đất.
Câu 13: Đất Feralit được khai thác và sử dụng để
A. trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…).
B. trồng cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).
C. trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Loại đất nào dưới đây có diện tích lớn nhất ở nước ta?
A. Đất feralit.
B. Đất phù sa.
C. Đất mùn núi cao.
D. Đất cát.
Câu 15: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố
A. rộng khắp trên cả nước.
B. vùng đồi núi.
C. vùng đồng bằng.
D. vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo.
Câu 16: Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là
A. nghèo nàn.
B. tương đối nhiều.
C. nhiều loại.
D. phong phú và đa dạng.
TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1. (1.5 điểm) Nêu ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
Câu 2: (1.5 điểm) Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn ngày xưa có giá trị như thế nào đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia Việt Nam ngày nay?
Câu 3. Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu tới hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta.(1,5 điểm)
Câu 4. (1,5 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu các nhóm đất chính của nước ta
(Đơn vị: %)
Cả nước |
Đất feralit |
Đất phù sa |
Đất mùn núi cao |
100 |
65 |
24 |
11 |
a) Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ cơ cấu các nhóm đất chính ở nước ta.
b). Nhận xét về cơ cấu các nhóm đất chính ở nước ta.
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN
TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
C |
C |
C |
A |
A |
B |
A |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
B |
C |
D |
C |
D |
A |
D |
D |
TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1
(1.5 điểm) |
Nêu ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
+ Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam). |
0.75 0.75 |
2
(1.5 điểm) |
Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn đã tạo cơ sở pháp lí và bằng chứng lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. |
1.0
0.5 |
3
(1.5 điểm) |
Thuận lợi:
+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, gồm sản phẩm vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới;
+ Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn trên khắp cả nước như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, vùng chuyên canh cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,...
Khó khăn:
- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối, mưa đá...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi. |
0.5
0.5
0.25
0.25 |
4
(1.5 điểm) |
a) Vẽ biều đồ: có tên biểu đồ, chú thích, chính xác. Không chính xác – 0.5 điểm, thiếu tên biểu đồ, chú thích – 0.25 điểm.
b) Nhận xét:
Cơ cấu diện tích ba nhóm đất chính ở nước ta không đồng đều. Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất, nhỏ nhất là nhóm đất mùn núi cao. |
1.0
0.5 |
Lưu ý : Nếu HS trình bày ý khác phù hợp với đề vẫn đạt điểm tối đa không vượt khung
-------------HẾT-------------