© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi.

Thứ năm - 30/11/2017 05:57
Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi.
a. Hoàn cảnh dẫn đến nội chiến

- Sau cuộc chiến tranh chống Nhật thắng lợi, cục diện cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có nhiều biến động quan trọng khác trước:

+ Lực lượng quân chủ lực lên tới 120 vạn người.

+ Lực lượng dân quân lên tới 200 vạn người.

+ Vùng giải phóng mở rộng gồm 19 khu căn cứ chiếm 1/4 đất đai và 1/3 dân số cả nước.

- Trung Quốc được Liên Xô chuyển giao vùng Đông Bắc. Đây là vùng công nghiệp có vị trí chiến lược quan trọng, giao toàn bộ vũ khí tước được của hơn 1 triệu quân Quan Đông Nhật cho quân giải phóng và nhân dân Trung Quốc.

- Tất cả đã tạo thêm điều kiện thuận lợi dẫn tới sự phát triển và thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc.

- Trước tình hình đó, Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc và phong trào cách mạng Trung Quốc.

- Được sự giúp đỡ của Mĩ (trong 2 năm, Mĩ đã viện trợ cho Tưởng 4 tỉ 430 triệu đô la trong đó chủ yếu là viện trợ quân sự) và chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt. Vì vậy,
ngày 20/7/1946 Tưởng Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính qui, tấn công vào vùng giải phóng do Đảng cộng sản lãnh đạo. Cuộc nội chiến bùng nổ.

b. Diễn biến cuộc nội chiến: Qua 2 giai đoạn

* Giai đoạn 1: phòng ngự tích cực (7/1946 - 6/1947). Do tương quan lực lượng chênh lệch, quân cách mạng chủ trương lấy tiêu diệt địch và phát triển lực lượng cách mạng làm mục tiêu chủ yếu.

Kết quả: Trong vòng 1 năm đã tiêu diệt 1.920.000 quân Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, buộc Tưởng phải chuyển từ thế tấn công sang phòng ngự.

* Giai đoạn 2: Giai đoạn phản công (7/1947 đến 10/1949) quân cách mạng tăng cường tiêu diệt quân chủ lực của đối phương, giải phóng các vùng do Quốc dân Đảng thống trị.

- Tháng 4/1949 quân cách mạng vượt sông Trường Giang, giải phóng Nam Kinh (23/4) nền thống trị của Tưởng Giới Thạch bị sụp đổ.

c. Kết quả: Quân giải phóng đã tiêu diệt được 1 triệu 54 vạn quân chủ lực của Tưởng.

* Ngày 1/10/1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc được thành lập, cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành.

d. Ý nghĩa:

- Kết thúc 100 năm bị đế quốc, phong kiến, tư sản mại bản nô dịch thống trị và mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc.

- Đã tăng cường lực lượng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.

- Có ảnh hường sâu sắc đến sự phái triển của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.

2. Mười năm xây dựng chế độ mới (1949-1959)

- Từ 1950 Trung Quốc tiến hành những cải cách quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa nhằm xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội... Nhờ sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần thứ 1 (1953 - 1957) đã hoàn thành thắng lợi, đưa nền kinh tế, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt được những tiến bộ vượt bậc.

- Trong những năm 1949 - 1959, Trung Quốc thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, góp phần củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới. Nhờ đó địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế.
 
3. Tình hình Trung Quốc từ sau năm 1959 và công cuộc cải cách
 
- Từ năm 1959 - 1978 tình hình kinh tế, chính trị và xà hội Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định. Việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, “đại nhảy vọt” và xây dựng “công xã nhân dân” đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
 
- Trong bối cảnh đó, tháng 12/1959, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã họp, cử Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch nước (thay thế Mao Trạch Đông) và thành lập tổ sửa sai để sửa chữa những sai lầm, khắc phục hậu quả do đường lối “ba ngọn cờ hồng” gây nên. Trong nội bộ Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã diễn ra những bất đồng về đường lối và tranh chấp về quyền lực rất quyết liệt, phức tạp giữa các phe phái, đỉnh cao là cuộc: “đại cách mạng vô sản” diễn ra trong những năm 1966 - 1968.
 
- Những năm 1968 - 1978 trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn liên tục diễn ra nhiều cuộc thanh trừng, lật đổ lẫn nhau.
 
- Về đối ngoại: Từ năm 1959 trở đi, giới lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới chống Liên Xô, gây những vụ xung đột vu trang tranh chấp biên giới với các nước láng giềng, thực hiện nhiều chính sách làm tổn thất nghiêm trọng cho sự nghiệp cách mạng các nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
 
- Tháng 12/1978, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp, vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho cuộc cải cách kinh tế xã hội ở Trung Quốc hiện nay. Đến cuối năm 1987, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần XIII, đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đảng và Nhà nước Trung Quốc: trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội sẽ xây dựng mang màu sắc Trung Quốc, lấy xây dựng kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản (con đường xã hội chủ nghĩa, Chuyên chính dân chủ nhân dân; Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ nghĩa Mác - Lê-nin - Tư tưởng Mao Trạch Đông) thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
 
- Về đối ngoại: Từ đầu những năm 1980, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đề ra nhiều chính sách đối ngoại tiến bộ, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam..., mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
 
Từ sau khi thực hiện có cải cách, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, ổn định tình hình chính trị và xã hội, địa vị trên trường quốc tế được nâng cao.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây