© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Cuộc “chiến tranh lạnh” và âm mưu của Mĩ.

Chủ nhật - 03/12/2017 22:51
Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc “chiến tranh lạnh” và âm mưu của Mĩ.
1. Mĩ thực hiện chiến tranh lạnh

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng ở các nước chiến bại và các nước chiến thắng đều phát triển mạnh mẽ.

- Các nước Đông Âu và Liên Xô hợp thành hệ thống XHCN ngày càng hùng mạnh, ảnh hưởng của CNXH ngày càng to lớn.

- Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mạnh mẽ.

- Vào tháng 3 - 1947, Tồng thống Mĩ Tơruman chính thức phát động “chiến tranh lạnh” nhằm chống lại Liên xô và các nước XHCN, chống phong trào giải phóng dân tộc nhằm đi để thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.

2. Cuộc “chiến tranh lạnh” được Mĩ triển khai

- Mĩ cho xây dựng khối quân sự và căn cứ quân sự khắp nơi trên thế giới nhằm bao vây Liên Xô và các nước XHCN: NATO (ở châu Âu), SEATO(Đông Nam Á), AN JUS (Nam Thái Bình Dương), CENTO (Trung Cận Đông)...
 
- Mĩ và phương Tây chạy đua vũ trang với khoản chi tiêu quân sự khổng lồ, chuẩn bị phát động “chiến tranh tổng lực” chống Liên Xô và các nước XHCN: phát động hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhò dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm chống lại cách mạng thế giới: chống các nước Đông Dương-1954-1975; can thiệp vũ trang vào Grênađa-1983. Panama- 1990; sử dụng Ixraen trong việc gây chiến tranh Trung Đông 1948.
 
- Bao vây kinh tế, cô lập chính trị, đào chính, lật đổ... chống các nước XHCN.
 
- Cuộc “chiến tranh lạnh” đã dẫn tới chạy đua vũ trang, gây ra tình trạng đối đầu giữa hai khối quân sự NATO và VACSAVA làm cho quan hệ quốc tế luôn căng thẳng.

3. Sự chấm dứt “Chiến tranh lạnh”

- Hai nước Xô - Mĩ đều suy giảm thế mạnh về nhiều mặt so với các cường quốc khác do chạy đua vũ trang suốt 40 năm qua, nhất là kinh tế hai nước đều giảm sút so với Nhật Bản và Tây Âu.

- Xô - Mĩ muốn thoát khỏi thế đối đầu và có cục diện để vươn lên đối phó với Đức, Nhật Bản và khối thị trường chung Châu Âu.

- Hai nước Xô - Mĩ cần hợp tác đề góp phần quyết định những vấn đề bức thiết của toàn cầu.

Từ những lý do đỏ, nên Xô - Mĩ đã chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

Biểu hiện:

+ Quan hệ đối đầu giữa Xô - Mĩ chuyển sang quan hệ đối thoại qua những hội nghị cấp cao giữa những người đứng đầu hai nước.

+ Cuối năm 1989, tại đảo Manta (Inđônêxia), tổng thống Bush (Mĩ) và tổng thống Goocbachop (Liên Xô) tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” giữa hai nước. Quan hệ quốc tế bước vào thời kỳ mới- thời kỳ sau “chiến tranh lạnh”.

+ Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh” đã dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới.

Đó là:

- Năm nước lớn như: Liên Xô, Anh, Mĩ, Pháp, Trung Quốc có chuyển biến trong đường lối đối ngoại của mình.

- Sự hợp tác Xô - Mĩ dẫn tới sự giải thể của khối VACSAVA tháng 7.1991, trong khi đỏ khối NATO vẫn duy trì.

- Liên Xô thực hiện chính sách “không can thiệp” vào Đông Âu, chấm dứt những cam kết của mình với các nước đồng minh trước đây.

- Sự hợp tác Xô - Mĩ góp phần giải quyết những vấn đề khu vực như:

Xung đột ờ vùng Nam Phi có liên quan đển Namibia và nội chiến ở Angôla, Ápganixtan, vấn đề Campuchia, Nicaragoa, Trung Đông 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây