© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Lịch sử Địa lí 6 sách kết nối tri thức

Thứ tư - 14/12/2022 09:59
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Lịch sử Địa lí 6 sách kết nối tri thức
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Lịch sử Địa lí 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống, gồm hai phần tự luận và trắc nghiệm. Có đáp án. Mời các em cùng ôn tập để thi tốt học kì 1 nhé!
I. TRẮC NGHIỆM:
PHẦN LỊCH SỬ

Câu 1: Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người nào đã tràn vào miền Bắc Ấn Độ?
A. Người A-ri-a (Arya)
B. Người Do Thái.
C. Người Đra-vi-đa (Dravida)
D. Người Khơ-me

Câu 2: Chế độ đẳng cấp Vác-na (Varna) của người A-ri-a (Arya) đã thiết lập ở Ấn Độ là?
A. Sự phân biệt về chủng tộc và màu da.
B. Sự phân biệt về tôn giáo.
C. Sự phân biệt về trình độ học vấn.
D. Sự phân biệt giàu - nghèo.
 
Câu 3: Theo chế độ Vác-na (Varna) đẳng cấp nào có quyền lực nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?
A. Bra-man (Brahman)
B. Ksa-tri-a (Ksatrya)
C. Vai-si-a (Vaishya)
D. Su-đra (Sudra)

Câu 4: Chữ viết nào được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại?
A. Chữ Phạn.
B. Chữ Hán.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Ka-na (Kana)
 
Câu 5: Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào dưới đây?
A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Nho giáo và Phật giáo.
C. Hin-đu giáo và Thiên chúa giáo.
D. Nho giáo và Đạo giáo.
 
Câu 6: Quốc gia cổ đại nào là nơi khởi phát của Phật giáo?
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. Ai Cập.
D. Lưỡng Hà

Câu 7: Chữ viết của người Trung Quốc cổ đại được viết trên chất liệu gì?
 
A. Trên đất sét
B. Trên giấy Pa-pi-rút
C. Trên mai rùa, xương thú, thẻ tre
D. Trên phiến đá
 
Câu 8: Đâu là một phát minh của người Trung Quốc cổ đại trong lĩnh vực y học?
A. Châm cứu
B. Phát minh ra số 0
C. Ướp xác
D. Phát minh thuốc tê, thuốc mê
 
Câu 9: Đâu là một công trình kiến trúc nổi tiếng ở Trung Quốc?
A. Chùa hang A-gian-ta (Ajanta)
B. Kim tự tháp
C. Vườn treo Ba-bi-lon (Babylon)
D. Vạn Lý Trường Thành
 
Câu 10: Là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất thời cổ Đại ở Trung Quốc?
A. Ra-ma-y-a-na (Ramayana)
B. Gin-ga-mét (Gilgamesh)
C. Kinh Thi
D. I-li-át (Iliad) Ô-i-xê (Odyssey)
 
Câu 11: Đâu là một phát minh của người La Mã cổ đại?
A. Châm cứu
B. Đồng hồ và hệ số đếm 60
C. Bê tông
D. Ướp xác
 
Câu 12: Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất ở La Mã cổ đại là gì?
A. Kim Tự Tháp
B. Đền Pác-tê-nông (Parthenon)
C. Vườn treo Babylon
D. Đấu trường Cô-li-dê (Coliseé)
 
Câu 13: I-ta-li-a (Italia) là nơi khởi sinh nền văn minh nào?
A. La Mã.
B. Hy Lạp.
C. Ai Cập.
D. Lưỡng Hà.

Câu 14: Viện Nguyên Lão gồm bao nhiêu thành viên?
A. 100 thành viên
B. 200 thành viên
C. 300 thành viên
D. 400 thành viên
 
Câu 15: Dưới thời Cộng hòa ở La Mã cổ đại, quyền lực nằm trong tay ai?
A. Hội đồng nhân dân
B. Viện Nguyên lão
C. Chính phủ
D. Tòa án
 
Câu 16. Lãnh thổ của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ II có đặc điểm như thế nào?
A. Được mở rộng nhất.
B. Thu hẹp dần.
C. Không thay đổi
D. Được mở rộng về phía Tây  
 
PHẦN ĐỊA LÍ

Câu 17.  Theo quy ước, đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?
A. Hướng Bắc            B. Hướng Nam           
C. Hướng Đông         D. Hướng Tây

Câu 18.  Để xác định phương hướng trên bản đồ có hệ thống kinh, vĩ tuyến thì ta dựa vào đâu?
A. Kim chỉ nam         
B. Mũi tên chỉ hướng Bắc       
C. Hệ thống kinh, vĩ tuyến   
D. Mặt Trời

Câu 19.  Để xác định phương hướng trên bản đồ không có hệ thống kinh, vĩ tuyến thì ta dựa vào đâu?
A. Mặt Trời                               
B. Kim chỉ nam hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc     
C. Hướng gió                            
D. Hệ thống kinh, vĩ tuyến     

Câu 20.  Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp xác định phương hướng
B. Giúp hiểu được ý nghĩa các ký hiệu trên bản đồ
C. Cho biết khoảng cách trên bản đồ được thu nhỏ đi bao nhiêu lần so với khoảng cách trên thực địa
D. Cho biết cách vẽ bản đồ

Câu 21.  Để thể hiện tỉ lệ bản đồ, người ta thường dùng các dạng tỉ lệ bản đồ nào?
A. Tỉ lệ chữ, tỉ lệ số                             
B. Tỉ lệ chữ, tỉ lệ thước           
C. Tỉ lệ số, tỉ lệ thước                           
D. Tỉ lệ số, tỉ lệ chữ, tỉ lệ thước

Câu 22. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động nào của Trái Đất?
A. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.                         
B. Tự quay quanh trục của Trái Đất.
C. Quay quanh các hành tinh của Trái Đất.                                
D. Tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 23. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?
A. Hiện tượng mùa trong năm.                                              
B. Sự lệch hướng chuyển động.
C. Giờ trên Trái Đất.                                                             
D. Sự luân phiên ngày đêm.

Câu 24. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian bao lâu?
A. Một ngày đêm.                          B. Một năm.                 
C. Một tháng.                                 D. Một mùa.

Câu 25. Khi ở London là 10 giờ sáng, thì ở Hà Nội là mấy giờ?
A. 15 giờ.                  B. 17 giờ.                   C. 19 giờ.                     D. 21 giờ.
 
Câu 26. Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp nào sau đây?
A. Manti, vỏ Trái Đất                                
B. Nhân trong, nhân ngoài, vỏ Trái Đất.
C. Vỏ Trái Đất, manti và nhân                  
D. Nhân và manti.

Câu 27. Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?
A. 70 - 80km.               B. từ 5 - 70km.             C. 80 - 90km.         D. Trên 90km.
Câu 28. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?
A. Bão, dông lốc.                B. Lũ lụt, hạn hán.             
C. Núi lửa, động đất.          D. Lũ quét, sạt lở đất.

Câu 29. Phần lớn số lượng núi lửa đã và đang hoạt động nằm ở đâu?
A. Đại Tây Dương                               
B. Vành đai lửa Thái Bình Dương
C. Ấn Độ Dương                                  
D. Địa Trung Hải

Câu 30. Các trận động đất lớn còn có thể kéo theo hiện tượng thiên tai gì?
A. Lũ lụt                                                   
B. Lốc xoáy và giông bão
C. Hạn hán                                                 
D. Sóng thần, núi lửa phun trào

ĐÁP ÁN
1. A 2. A 3. A 4. A 5. A 6. A 7. C 8. A 9. D 10. C
11. C 12. D 13. A 14. C 15. B 16. A 17. A 18. C 19. B 20. C
21. C 22. B 23. D 24. A 25. B 26. C 27. B 28. C 29. B 30. D

 

II. TỰ LUẬN
PHẦN LỊCH SỬ

Câu 1: Sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.
Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất toàn diện Trung Quốc như:
 + Quân sự: chấm dứt chiến tranh liên miên, thống nhất lãnh thổ và mở rộng lãnh thổ.
+ Chính trị: chế độ phong kiến được xác lập.
+ Kinh tế: thống nhất tiền tệ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa.
+ Văn hóa: thống nhất chữ viết tạo thuận lợi cho giao lưu tiếp xúc giữa các vùng.

Câu 2: Nhận xét được tác động về điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh La Mã
 + Vị trí: Nằm ở khu vực Địa Trung Hải có 3 mặt tiếp giáp biển là vị trí mở tạo điều kiện giao lưu buôn bán với khu vực và các nền văn minh Phương Đông.
 + Đất đai màu mở hơn (Hy Lạp) thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi
   + Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải thuận lợi cho con người, hoạt động sản xuất kinh tế.
 + Khoáng sản khá phong phú như: đồng, chì, sắt, vàng,…tài nguyên rừng đa dạng …
Lưu ý: Những ảnh hưởng của thành tựu văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam trên những lĩnh vực nào? Biểu hiện?
………………………………
………………………………
………………………………
………………………………
………………………………
PHẦN ĐỊA LÍ

Câu 1. Cho biết với tỉ lệ 1: 125.000 thì 1 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu met trên thực địa?
………………………………
………………………………
………………………………
………………………………
………………………………
Câu 2. Một bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000 với khoảng cách từ A đến B trên bản đồ là 6cm. Hỏi khoảng cách từ A đến B tương ứng ngoài thực địa là bao nhiêu kilomet?
………………………………
………………………………
………………………………
………………………………
………………………………
Câu 3. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng. Trục này nối liền hai cực của Trái Đất và nghiêng một góc 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
- Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm)

Câu 4. Các giải pháp giúp phòng tránh tác hại của động đất
- Xây nhà chịu được chấn động lớn
- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.
- Giáo dục về biện pháp ứng phó thảm họa động đất cho người dân để nâng cao ý thức chủ động bảo vệ bản thân.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây