© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập thi học kì 1, môn Lịch Sử 11

Chủ nhật - 19/12/2021 10:56
Đề cương ôn tập thi học kì 1, môn Lịch Sử 11
Đề cương ôn tập thi học kì 1, môn Lịch Sử 11. Nội dung thi tự luận và trắc nghiệm đều có trong đề cương này.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11

I. Nhật Bản: 3 câu TN

1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:
a. Kinh tế
* Nông nghiệp: dựa trên quan hệ sản xuất lạc hậu; địa chủ bóc lột nông dân hết sức nặng nề.
- Phương thức canh tác lạc hậu, công cụ thô sơ
- Mất mùa, đói kém thường xuyên
* Công - thương nghiệp:
- Mầm móng KT tư bản chủ nghĩa xuất hiện
- Công trường thủ công, công ti thương mại ra đời
 b. Xã hội: duy trì chế độ đẳng cấp.
+ Đaimio: có thế lực KT, chính trị
+ Samurai: dần dần tư sản hóa
+ Tư sản: có thế lực về KT, không có quyền hành về chính trị.
+ Nông dân: bị địa chủ PK bóc lột
+ Thị dân: bị nhiều thế lực( PK, tư sản) chèn ép, bóc lột.
Mâu thuẫn XH: tư sản, nông dân, thị dân mâu thuẫn với quý tộc PK
c. Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế; đứng đầu là Thiên hoàng, nhưng quyền hành tập trung trong tay Tướng quân.
=> Mâu thuẫn: Thiên hoàng mâu thuẫn với Tướng quân
d. Đối ngoại: các nước Phương Tây( Anh, Pháp, Mĩ, Đức,...)đua nhau ép Nhật Bản kí những điều ước, hiếp ước bất bình đẳng  “ mở của”
=> Mâu thuẫn: Nhật Bản mâu thuẫn với Phương Tây
e. Con đường lựa chọn: hai sự lựa chọn
+ Một là: Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé.
+ Hai là: Tiến hành duy tân, đưa đất nước phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
Nhật Bản lựa chọn con đường “Duy Tân”

2. Cuộc duy tân Minh trị.
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Giữ thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
- Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.
→ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.
b. Nội dung:
- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,...
- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải...
- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ...
- Văn hóa, giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,...
- Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
* Thời gian: Trong vòng 30 năm cuối thế kỉ XIX
* Các cuộc chiến tranh đế quốc:
+ Chiến tranh với Đài Loan (1874).
+ Chiến tranh Trung Quốc (1894 – 1895).
+ Chiến tranh với Nga (1904 – 1905).
=> Đem về cho Nhật cơ hội phát triển KT, nhiều vùng đất đai rộng lớn
- Đặc điểm của đế quốc Nhật: là đế quốc phong kiến quân phiệt hiếu chiến.

II: Trung Quốc  1 câu TL(1/2 TH, ½ VDC)

1. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi
* Vài nét về Tôn Trung Sơn:
- Tôn Trung Sơn( 1866-1925) là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc. Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892. Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người. Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc xâu xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.
* Hoàn cảnh ra đời của TQ Đồng Minh Hội: Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
* Cương lĩnh chính trị: học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).
* Mục tiêu:
- Đánh đổ Mãn Thanh( xóa bỏ chế độ PK)
- Khôi phục Trung Hoa( dân tộc)
- Thành lập dân quốc( tư bản chủ nghĩa)
- Chia ruộng đất cho dân cày( dân chủ)
* Diễn biến chính:
- 10/10/1911, khởi nghĩa Vũ Xương → thắng lợi, lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.
- 29/12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập.
- 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.
* Tính chất của CM Tân Hợi: Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để
* Ý nghĩa:
- Lật đổ chính quyền Mãn Thanh tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.
- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

III: Các nước Đông Nam Á: 1 câu TL( ½ NB, ½ VDT) và 2 câu TN

1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
- Bắt đầu: từ TK XV, XVI
- Hoàn thành: đến giữa TK XIX, chủ nghĩa thực dân đã hoàn thành quá trình xâm chiếm
- Sự phân chia thuộc địa:     + 3 nước Đông Dương: thuộc địa của Pháp
                                             + Malaixia, Brunay, Miếu Điện: thuộc địa của Anh
                                             + Indonexia: thuộc địa của Hà Lan
                                             + Philippin: thuộc địa của Tây Ban Nha
Mục đích: khai thác, bóc lột tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, cho vay nặng lãi, mang hàng hóa thừa sang thuộc địa.

2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia
a. Nguyên nhân bùng nổ:
- Do sự xâm lược, cai trị của chủ nghĩa thực dân
- Do sự nhu nhược của triều đình PK
b. Phong trào đấu tranh tiêu biểu:
- Khởi nghĩa Si-vô-tha (1861 – 1892).
- Khởi nghĩa A-cha Xoa (1863 – 1866).
- Khởi nghĩa Pu-côm-bô (1866 – 1867).
c. Kết quả: Thất bại.
⇒ Nguyên nhân thất bại:
-  Lực lượng Pháp còn đủ mạnh đàn áp được các cuộc khởi nghĩa
- Tự phát, lẻ tẻ, lực lượng yếu
d. Ý nghĩa:   +  Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết nhân dân Campuchia
                      + Tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung Đông Dương

3. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX
a. Nguyên nhân
- Do sự xâm lược, cai trị của chủ nghĩa thực dân
- Do sự nhu nhược của triều đình PK
b. Phong trào đấu tranh tiêu biểu:
- Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc (1901 – 1903).
- Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 – 1937).
c. Kết quả: Thất bại.
=> Nguyên nhân thất bại:
-  Lực lượng Pháp còn đủ mạnh đàn áp được các cuộc khởi nghĩa
- Tự phát, lẻ tẻ, lực lượng yếu
d. Ý nghĩa:   +  Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết nhân dân Campuchia
                       + Tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung Đông Dương

4. Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
a. Hoàn cảnh cải cách:
- Năm 1752, triều đại Ra-ma được thiết lập theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm.
- Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài, lợi dụng sự kiềm chế giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập của đất nước.
- Ra-ma V đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.
b. Nội dung cải cách:
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ
+ Xóa bỏ chế độ lao dịch 3 tháng trên các công trường nhà nước
+ Giảm nhẹ thuế ruộng
+ Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp
+Cải cách văn háo, gia đình, quân đội
c. Tính chất: cách mạng dân chủ tư sản
d. Ý nghĩa: + Đưa Xiêm phát triển mạnh lên con đường tư bản chủ nghĩa
                   + Thoát khỏi sự xâm chiếm

IV. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): 1 câu TL( 1/2TH, ½ VDC), 2 câu TN

1. Nguyên nhân của chiến tranh
• Nguyên nhân sâu xa: 
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc già (Anh, Pháp) và đế quốc trẻ (Mĩ, Đức, Nhật) về vấn đề thuộc địa (chủ yếu giữa Anh và Đức)
• Các khối đế quốc:
+ 1882, Khối Liên minh( Đức, Áo-Hung, Italia)
+ 1890-1907, Khối Hiếp ước( Anh, Pháp, Nga)
• Nguyên nhân trực tiếp:
- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị người Xéc-bi ám sát

2. Diễn biến
a. Lập niên biểu diễn biến chiến tranh:
Thời gian Sự kiện
    1914 Ở phía Tây, ngay đêm 3/8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp; Cùng lúc ở phía Đông, Nga tấn công Đông Phổ; Đức chiếm Bỉ, Pari được cứu thoát.
     1915 Đức, Áo-Hung dồn toàn lực tấn công Nga. Hai bên ở trong thế cầm cự trên mặt trân dài 1200km
     1916 Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công Véc-doong. Đức không hạ được Véc-doong, buộc phải rút lui.
2/1917 Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh
2/4/1917 Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào phe Hiệp ước, sự tham chiến của Mĩ có lợi hơn cho phe Hiệp ước
11/1917 Cách mạng tháng 10 Nga thành công, chính phủ Xô Viết thành lập
3/3/1918 Chính phủ Xô Viết ký với Đức Hiệp ước Bret Litốp, Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc
Đầu 1918 Đức tấn công Pháp, một lần nữa Pari bị uy hiếp
7/1918 Mĩ đổ bộ vào Châu Âu, quân Pháp và Anh quay lại phản công
9/11/1918 Cách mạng Đức bùng nổ
11/11/1918 Chính phủ Đức đầu hàng, kết thúc chiến tranh

b. Thời gian bùng nổ:
- Nổ ra: 28/07/1917
- Kết thúc: 11/11/1918
c. Các giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
- Giai đoạn thứ hai (1917-1918)
d. Tình thế trên chiến trường:
- Giai đoạn thứ nhất: thế chủ động trên chiến trường thuộc phe Liên minh( Đức) → “Đánh nhanh thắng nhanh”
- Giai đoạn thứ hai: Hiếp ước giành thế chủ động → 2/4/1917, Mỹ tham chiến bên cạnh phe Hiệp ước
e. Các loại phương tiện: xe tăng, tàu ngầm, máy bay
3. Tính chất và kết cục của chiến tranh
a. Tính chất:
- Phi nghĩa
- Chiến tranh đế quốc xâm lược thuộc địa
b. Kết cục:
+ Thiệt hại về người:10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy…
+ Thiệt hại về vật chất: chi phí cho chiến tranh 85 tỉ đô la, nhiều công trình xây dựng,…
- Một trật tự thế giới được hình thành: Vecxai – Oasinhton
* Liên hệ VN: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tăng cường khai thác thuộc địa ở VN để bù bỏ cho chiến tranh.

V. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917   1 câu TL( ½ TH, ½ VDT), 2 câu TN

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Về chính trị:
+ Sau cách mạng 1905-1907, nước Nga vẫn duy trì thể chế quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni cô lai II
+ Năm 1914, Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ I, gây cho nước Nga nhiều thiệt hại → khủng hoảng nghiêm trọng
- Về kinh tế:
+ Duy trì quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, kinh tế suy sụp
+ Quan hệ sản xuất phong kiến kìm hãm sự phát triển của KT tư bản chủ nghĩa
- Về xã hội: Mọi tầng lớp nhân dân Nga đều khó khăn, đói khổ, đặc biệt là nông dân  và công nhân
→ Nước Nga diễn ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc:
+ Toàn thể nhân dân Nga và các dân tộc thuộc Nga không thể tiếp tục sống như cũ
+ Chế độ chuyên chế Nga hoàng không thể tiếp tục cai trị như cũ. Nước Nga đang tiến sát tới một cuộc cách mạng.

2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười
* Cách mạng tháng Hai năm 1917
- Tháng 2/1917, 9 vạn nữ công nhân  ở Thủ đô Pê-tơ-rô-gơ-rát bãi công.
- Phong trào lan rộng toàn thành phố.
- Phong trào chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
-  Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích
 - Kết quả: chính phủ Nga hoàn toàn sụp đổ, nước Nga trở thành nước cộng hòa. Tuy nhiên, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại:
+ Xô viết đại biểu của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính
+ Chính phủ lâm thời tư sản, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản.
- Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
* Cách mạng tháng Mười Nga 1917
- Tháng 4/1917, Lê-nin đã thông qua Luận cương tháng Tư
- Đêm 24/10/1917 (6/11) cách mạng bùng nổ
- Đêm 25/10 quân khởi nghĩa tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giam toàn bộ tướng tá của Chính phủ tư sản lâm thời( trừ Kê-ren-xki)
→ Ngày 25/10 (7/11) đi vào lịch sử trở thành ngày thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga
- Tính chất: là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

3. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười
- Với nước Nga.
     + Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
     + Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Với thế giới:
     + Làm thay đổi cục diện thế giới.
     + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

VI. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN  GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) 3 câu TN

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vec-xai-Oa-sinh-tơn
* Mục đích triệu tập: các nước thắng trận họp Hội nghị để chia phần thắng sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Các hội nghị: 1919-1920: Hội nghị Véc-xai
                           1921-1922: Hội nghị Oa-sinh-tơn
* Tác động: một trật tự  thế giới mới được thiết lập theo khuôn khổ của Hội nghị Véc-xai và Oa-sinh-tơn.
* Mâu thuẫn: - Chủ nghĩa đế quốc < > Chủ nghĩa đế quốc
                        - Thuộc địa < > Chủ nghĩa đế quốc
→ Một tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự, an ninh thế giới. Ngày 10/1/1920, Hội quốc liên được thành lập gồm 44 thành viên.

2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và hậu quả của nó
* Cuộc khủng hoảng KT 1929-1933:
   - Thời gian: 4 năm( thời gian khủng hoảng kéo dài)
   - Đầu tiên ở Mỹ → lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa
   - Sự tàn phá: + Nông dân mất ruộng đất
                          + Công nhân thất nghiệp
                          + Công nghiệp - thương nghiệp - ngân hàng - chính khoáng phá sản
      → Đặc điểm: kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất để lại nhiều hậu quả nặng nề.
* Hậu quả: Chủ nghĩa Phát xít ra đời ở Ý, Đức, Nhật Bản → hình thành nên trục Phát Xít: Béc-lin, Rô-ma, Tô-ky-ô → Nguy cơ: Chiến tranh thế giới thứ hai dễ nổ ra.

VII. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới( 1918-1939) 3 câu TN

1. Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven:
a. Chính sách mới – khôi phục và phát triển kinh tế.
- Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.
* Nội dung chính sách mới:
     + Nhà nước tích cực can thiệp vào đời sống kinh tế
     + Chính phủ thực hiện các biện pháp để giải quyết thất nghiệp
     + Thông qua các đạo luật để phục hồi kinh tế: Đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp
⇒ Bản chất: tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lí và điều tiết nền kinh tế.
- Kết quả:
+ Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.
- Ý nghĩa:
     + Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội
     + Nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng
     + Tăng thu nhập quốc dân
     + Chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì
b. Chính sách đối ngoại
- Thi hành chính sách láng giềng thân thiện đối với khu vực Mĩ Latinh.
- Công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
- Thực hiện chính sách “trung lập”, không tham dự vào các vấn đề quốc tế xảy ra bên ngoài châu Mĩ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây