© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 04)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 04), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản ở điểm nào?
 
A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu.
B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp.
C. Ruộng đất bị bỏ hoang.
D. Mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên.
 
Câu 2. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chinh trị nào?
 
A. Quân chủ lập hiến.
B. Cộng hòa tư sản.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến đan xen với quân chủ chuyên chế.
 
Câu 3. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào?
 
A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.
B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.
C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.
D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác.
 
Câu 4. Trước cách mạng, ở Pháp đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, không phải đóng thuế?
 
A. Đẳng cấp tăng lữ.                         B. Đẳng cấp quý tộc.
C. Đẳng cấp thứ ba.                          D. Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.
 
Câu 5. Trong đẳng cấp thứ ba gồm có các giai cấp và tầng lớp nào của xã hội Pháp?
 
A. Tư sản, nông dân.
B. Tư sản, nông dân, công nhân,
C. Tư sản, quý tộc phong kiến.
D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.
 
Câu 6. Trước cách mạng, lực lượng nào chiếm số lượng đông đảo mất ở nước Pháp?
 
A. Công nhân.                                                      B. Tư sản.
C. Nông dân.                                                        D. Thợ thủ công.
 
Câu 7. Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất ?
 
A. Mâu thuẫn giữa phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong đẳng cấp thứ ba.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.
C. Mẫu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.
D. Mẫu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
 
Câu 8. Sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp biểu hiện ở những điểm nào?
 
A. Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu, số nợ Nhà nước vay của tư sản không trả được
B. Công, thường nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu.
C. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ.
D. Cả 3 ý trên.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp ở Pháp, vị trí, quyền lợi của các đắng cấp này trong xã hội Pháp trước cách mạng.
 
Câu 2. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đứt được thể hiện ở những mặt nào?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 4

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
Đáp án A C B D B C A D
 
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp ở Pháp, vị trí, quyền lợi của các đẳng cấp này trong xã hội Pháp trước cách mạng :
 

 
* Nhận xét:
 
Tăng lữ và quý tộc là những đẳng cấp trên của xã hội, chỉ chiếm 1 khoảng 10% dân số, nhưng có tất cả các đặc quyền đặc lợi: được vào triều, miễn thuế, được thu thuế, nắm giữ những chức vụ cao trong quân đội, chính quyền, tôn giáo.
 
Đẳng cấp thứ ba chiếm tới 90%, gồm nhiều giai cấp, tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Đẳng cấp thứ ba phải gánh chịu tất cả gánh nặng của chế độ phong kiến chuyên chế như nộp thuế, chịu mọi nghĩa vụ phong kiến. Họ mâu thuẫn với hai đẳng cấp trên và với chế độ phong kiến chuyên chế, đòi hỏi phá bỏ chế độ ấy.
 
Câu 2. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức được thể hiện:
 
• Pháp:

+ Sản xuất gang, sắt tăng ba lần.
+ Độ dài đường sát tăng 100 lần (từ 30km lên đến 3000km).
+ Giữa thế kỉ XIX Pháp có trên 5000 máy hơi nước, đến năm 18703 có 27000.
=>   Pháp hoàn thành cách mạng công nghiệp, kinh tế phát triển, đứng? thứ hai sau Anh.
 
- Đức:

+ Sản lượng than, sắt, thép và độ dài đường sắt tăng từ 2 đến 3 lần số máy hơi nước tăng 6 lần. 
+ Nhờ tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim phát triển và có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Đức.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây