© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 35: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884)

Thứ bảy - 23/05/2020 11:29
Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 35: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884). Có đáp án
Câu 1. Lực lượng tham gia cuộc đấu tranh chống Pháp ở Đà Nẵng vào tháng 9 năm 1858 gồm lực lượng nào?
A. Quân chủ lực của triều đình Huế.
B. Các đội quân nông dân sát cánh bên quân đội triều đình.
C. Lực lượng nông dân và công nhân thành phố Đà Nẵng.
D. Đông đảo nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Câu 2. Khi vào Đà Nẵng, các đội quân nào bị ta chặn đánh và giam ở đảo Sơn Trà suốt năm tháng liền?
A. Các đội quân lính thủy đánh bộ của Pháp.
B. Các đội quân tinh nhuệ của Pháp và quân triều đình Huế.
C. Đội quân của Pháp - Tây Ban Nha.
D. Đội quân của Pháp - Anh.

Câu 3. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng, thái độ của triều đình Huế như thế nào?
A. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng.
B. Hoang mang dao động, thiếu kiên quyết chống giặc.
C. Chấp nhận đầu hàng giặc ngay từ đầu.
D. Thỏa hiệp với Pháp để đàn áp, bóc lột nhân dân ta.

Câu 4. “Dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật”. Đó là lời thừa nhận của:
A. Thực dân Pháp.
B. Triều đình nhà Nguyễn.
C. Nhân dân ta.
D. Của phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn.

Câu 5. Tại mặt trận Gia Định, từ tháng 2-1859, quân Pháp bị chặn dành quyết liệt ở đâu?
A. Trên sông Sài Gòn.
B. Trên đoạn đường dài 100 km, từ Vũng Tàu đi Sài Gòn.
C. Ngay tại Gia Định.
D. Trên sông cần Giờ.

Câu 6. Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Gia Định, Pháp chuyển sang lối đánh nào?
A. “Đánh chắc, tiến chắc”.
B. “Chinh phục từng gói nhỏ”.
C. “Đánh phủ đầu”.
D. “Chinh phục từng địa phương”.

Câu 7. Tháng 8-1860, ai là người được điều vào chỉ huy mặt trận Gia Định và cho xây dựng phòng tuyến Chi Hòa?
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Phan Thanh Giản. 

Câu 8. Ngay từ tháng 2-1859. khi Pháp dành Gia Bịnh, ai là người đưa đội quân của mình đến đóng tại đồn Thuận Kiều?
A. Phan Thanh Giản
B. Hoàng Diệu.
C. Nguyễn Tri Phương
D. Trương Định.

Câu 9. Hai lực lượng của ai đã hợp tác chiến đấu ở Gò Công. Tân An Mĩ Tho trong những năm 1859 - 1862?
A. Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Trung Trực.
B. Trương Định và Nguyễn Tri Phương.
C. Trương Định và Nguyễn Trung Trực.
D. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

Câu 10. Trong năm 1862. phong trào dâng cao khắp nơi. Gần như “tổng khởi nghĩa”, các tỉnh nào ở Nam Kì lần lượt được giải phóng?
A. Gia Định, Định Tường.
B. Vĩnh Long, An Giang.
C. Mĩ Tho, Tiền Giang.
D. Vũng Tàu, Đồng Nai.

Câu 11. Trận đánh lớn nhất trong ngày 22 - 6 -1861 do ai chỉ huy đánh vào đâu?
A. Do Nguyễn Trung Trực chỉ huy, đánh vào tàu chiến Hy vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông thuộc thôn Nhật Tảo.
B. Do Đỗ Trinh Thoại chỉ huy, đánh vào căn cứ Quy Sơn (gần Gò Công).
C. Do Nguyễn Tri Phương chỉ huy, đánh vào Gò Công Đông.
D. Do Trương Định chỉ huy, đánh vào Gò Công.

Câu 12. Trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta diễn ra như thế nào thì triều Nguyễn kí kết Hiệp ước 1862 với Pháp?
A. Cuộc kháng chiến liên tiếp bị thất bại.
B. Cuộc kháng chiến đang dâng cao khiến quân giặc vô cùng bối rối.
C. Cuộc kháng chiến đã giành được thắng lợi.
D. Cuộc kháng chiến bắt đầu hình thành.

Câu 13. Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp, triều đình Huế ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến ở đâu?
A. Ở Đà Nẵng và Huế.
B. Ở Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
C. Ở Gia Định và Gò Công.
D. Ở Gia Định và Định Tường.

Câu 14. Ai là người phất ngọn cờ “Bình Tây đại nguyên soái” ở An Giang trong sự nghiệp chống Pháp?
A. Nguyễn Trung Trực.
B. Trương Định.
C. Hoàng Diệu.
C. Nguyễn Tri Phương.

Câu 15. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì vào thời gian nào?
A. Từ 20 đến 24-6-1867
B. Từ 20 đến 26-6-1867
C. Từ 20 đến 24-6-1868
D. Từ 20 đến 26-6-1868

Câu 16. Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh miền Tây Nam Kì là gi?
A. Phong trào đã lôi cuốn nhiều văn thân, sĩ phu tham gia.
B. Phong trào kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai.
C. Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.
D. Phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo.

Câu 17. Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.

Câu 18. Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
B. Trận đánh địch ở Thanh Hóa.
C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại cầu Giấy.
D. Trận phục kích quân ta và quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).

Câu 19. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
C. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ nhất.
D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.

Câu 20. Những ai đã lãnh đạo nhân dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh nổi dậy chống Pháp sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước 1874 với Pháp?
A. Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển.
B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
C. Nguyễn Văn Trường và Tôn Thất Thuyết.
D. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

Câu 21. Vào thời gian nào Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội.
A. Tháng 4-1882
B. Tháng 6-1883
C. Tháng 12-1882
D. Tháng 11-1883

Câu 22. Chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhăn dân ta?
A. Thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc nhân dân ta.
B. Thể hiện ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.
D. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.

Câu 23. Để đẩy mạnh việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam bằng mọi giá, sau khi được tăng viện, Pháp đem quân đánh thẳng vào đâu?
A. Cửa biển Hải Phòng.
B. Thành Hà Nội.
C. Cửa biển Thuận An.
D. Kinh thành Huế.

Câu 24. Với việc kí Hiệp ước nào, triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam?
A. Hiệp ước Hác-măng.
B. Hiệp ước năm 1874.
C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
D. Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt.

Câu 25. Hãy nối thời gian cho phù hợp với sự kiện lịch sử diễn ra ở chiến sự Gia Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1859 đến năm 1862 sau đây:
Thời gian Sự kiện
1) 9 - 1 - 1959
2) 16 - 2 - 1959
3) 17 - 2 - 1959
4) 3 - 1360
5) 25 - 10 - 1860
6) 23 - 2 - 1861
7) 4 - 1861
8) 10 -12 - 1861
9)5 - 6 - 1862
A. Quân Pháp dùng hoả lực tấn công thành Gia Định.
B. Nguyễn Tri Phương được cử phụ trách trận Gia Định.
C. Quân Pháp tấn công ở Vũng Tàu, rồi chạy theo đường Cần Giờ ngược lên Sài Gòn.
D. Pháp chiếm được thành Gia Định.
E. Quân Pháp mở đợt tấn công vào Đại đồn Chí Hoà.
F. Hiệp ước Bác Kinh giữa Pháp và Trung Quốc kí kết.
G. Nghĩa quân Nguyền Trung Trực đánh chìm tàu Ết-phê- răng của giặc Pháp đậu trên sông Vàm cỏ Đông tại làng Nhật Tảo.
H. Triều đình Huế kí hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
I. Ba tỉnh miền Đông và một tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm.

Câu 26. Hãy dành dấu X vào cột dọc cho phù hợp với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở ba tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Kì.
Nội dung Ba tỉnh miền Đông Ba tỉnh miền Tây
1) Phan Thanh Giản giao tỉnh Vĩnh Long cho Pháp.     
2) Lúc đầu chỉ đơn thuần là cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, về sau có sự kết hợp phần nào và cuộc đấu tranh chống triều đình phong kiến.     
3) Hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm chỉ huy nghĩa quân hoạt động mạnh trong hai năm 1867 - 1868    
4) Nguyễn Đình Chiểu dùng thơ văn châm biếm bọn Việt gian ở đây.       
5) Ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái của Trương Định phất lên ở miền này.     
6) Phong trào thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.     
7) Phan Văn Trị dùng thơ văn cổ vũ phong trào đấu tranh ở đây.     
8) Cuối cùng, do bị triều đình bỏ rơi, lực lượng chênh lệch, phong trào đã thất bại.     


Câu 27. Hãy điền sự kiện vào thời gian cho sẵn sau đây cho phù hợp với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Thời gian Sự kiện
1) Cuối 1872
2) Đầu 11 - 1873
3) 19 - 11 - 1873
4) 20-11 - 1873
5) 23- 11 - 1873
6) 21-12- 1873  
7) 15 - 3 - 1874
A……………………………………………
B……………………………………………
C……………………………………………
D……………………………………………
E……………………………………………
F……………………………………………
G……………………………………………

----------------------------
ĐÁP ÁN

 
1. B 2. C 3. B 4. A 5. D
6. B 7. B 8. D 9. B 10. A
11. B 12. B 13. D 14. B 15. A
16. B 17. A 18. C 19. C 20. A
21. A 22. B 23. C 24. D  

Câu 25. 1C; 2D; 3A; 4B; 5F; 6E; 7I; 8G; 9H
Câu 26. 1,2,3,6,7,8: Ba tỉnh miền Tây.
2,4,5,6,8: Ba tỉnh miền Đông.

Câu 27.
A. Đuy-puy ngược sông Hồng lên buôn bán với Trung Quốc, bắt người trái phép, cướp phá thuyền bè trên sông. Nhưng triều đình phong kiến vẫn không dám chống lại.
B. Gác-ni-e đến Hà Nội cho quân Pháp khiêu khích.
C. Gác-ni-e gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu nộp thành.
D. Gác-ni-e cho nổ súng đánh thành Hà Nội.
E. Gác-ni-e chiếm tỉnh Hưng Yên.
F. Quân Pháp bị phục kích tại Cầu Giấy, Gác-ni-e bị chết tại trận.
G. Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết tại Sài Gòn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây