© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 40: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Thứ năm - 21/05/2020 11:17
Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 40: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Có đáp án và hướng dẫn giải.
1. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp củng cố hệ thống quan lại ở đâu?
A. Ở Nam triều.
B. Ở Bắc Kì.
C. Ở Trung Kì.
D. Ở Nam Kì.

2. Với chính sách cai trị theo kiểu thực dân cũ của Pháp thì mọi quyền hành ở Việt Nam tập trung trong tay:
A. Thông sứ người Pháp.
B. Vua quan Nam triều.
C. Chính phủ Pháp.
D. Thông sứ người Pháp và chính quyền Nam triều.

3. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã mở rộng thương thuyết với Chính phủ nước nào để phối hợp đàn áp cách mạng Việt Nam?
A. Chính phủ nước Anh.
B. Chính phủ nước Mĩ.
C. Chính phủ nước Trung Quốc.
D. Chính phủ nước Thái Lan.

4. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố điều gì trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam?
A. Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp hết ruộng đất cho địa chủ người Pháp
B. Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của cho “nước mẹ tham chiến”.
C. Việt Nam phải chi phí cho chiến trường nước Pháp trong lúc có chiến tranh.
D. Tất cả các tuyên bố trên.

5. Chính quyền thực dân đã cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam để làm gì?
A. Để thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh.
B. Để bù đắp cho công nghiệp chính quốc.
C. Để có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.
D. Để khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên ở Việt Nam.

6. Chính quyền thực dân đã chú trọng phục hồi các ngành công nghiệp nào ở Việt Nam?
A Công nghiệp nặng.
B. Công nghiệp nhẹ.
C. Công nghiệp phục vụ chiến tranh.
D. Công nghiệp khai khoáng.

7. Do đâu các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải của người Việt Nam được củng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới?
A. Do Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho hàng hoá từ Pháp chở sang Việt Nam giảm sút.
B. Do Việt Nam có điều kiện phát triển các ngành nghề trên.
C. Do thực dân Pháp không vận chuyển hàng hoá từ chính quốc sang Việt Nam.
D. Do Việt Nam có thị trường rộng lớn.

8. Vì sao trong Chiến tranh thế giới thứ nhất sức sản xuất của nông dân ở nông thôn Việt Nam bị giảm sút?
A. Do thực dân Pháp bóc lột nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra.
B. Do nông dân bị đói khổ, không còn sức sản xuất.
C. Do nông dân bị tước đoạt ruộng đất nên không có đắt để sản xuất.
D. Do thực dân Pháp bắt nông dân đi lính đánh thuê cho chúng.

9. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam tăng nhanh về số lượng?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tư sản dân tộc.
D. Tầng lớp tiểu tư sản.

10. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam như thế nào?
A. Bị thực dân chèn ép nên không phát triển nổi.
B. Có điều kiện phát triển cả về số lượng và thế lực kinh tế.
C. Bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với tư sản mại bản.
D. Bị thực dân Pháp và phong kiến kìm hâm nên không phát triển.

11. Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những thành phần nào trong xã hội?
A. Tiểu chủ, tiểu thương, tiểu nông.
B. Học sinh, sinh viên, dân nghèo.
C. Tiểu chủ, tiểu thương, công chức, học sinh, sinh viên.
D. Trí thức, tiểu thương, tiểu công, tiểu nông, thợ thủ công.

12. Tên tuổi của Bạch Thái Bưởi gắn liền với giai tầng nào trong xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân.
C. Tầng lớp tư sản dân tộc.
D. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị.

13. Tổ chức Việt Nam Quang Phục hội mở hoạt động trở lại khi nào?
A. Khi Phan Bội Châu bị bắt.
B. Khi Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế.
C. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
D. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

14. Lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang Phục hội trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất là lực lượng nào?
A. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.
B. Công nhân và viên chức hoả xa trên tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam
C. Công nhân và binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. Tất cả các lực lượng trên.

15. Trong kế hoạch hành động của mình, Việt Nam Quang Phục hội liên kết với thành phần nào để đánh úp thành Hà Nội?
A. Với công nhân ở Hà Nội.
B. Với nông dân ở Hà Nội, Thái Nguyên.
C. Với binh lính người Việt ở Hà Nội.
D. Với đông học sinh, sinh viên ở Hà Nội.

16. Việt Nam Quang Phục hội chuyển hướng về hoạt động trong nước khi nào?
A. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
B. Khi Chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn quyết liệt.
C. Khi Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất
D. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

17. Năm 1915, Việt Nam Quang Phục hội phối hợp với tù nhân ở đâu tiến hành khởi nghĩa?
A. Tù nhân ở Phú Thọ.
B. Tù nhân ở Lục Giang (Bác Giang)
C. Tù nhân ở Hà Nội.
D. Tù nhân ở Lao Bảo (Quang Trị).

18. Lợi dụng sự phản ứng của binh lính người Việt và nhân dân ở các địa phương nào mà Thái Phiên và Trần Cao Vân đã vận động họ tiến hành khởi nghĩa?
A. Ở Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
B. Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế.
C. Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
D. Ở Quảng Ngãi, Bịnh Định, Phú Yên, Khánh Hoà.

19. Vì sao khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân không thành?
A. Vì bị thực dân Pháp đàn áp ngay từ lúc khởi nghĩa chưa bùng nổ.
B. Vì kế hoạch khởi nghĩa bị lộ.
C. Vì số lượng người tham gia khởi nghĩa quá ít không thể tiến hành được
D. Vì Thái Phiên và Trần Cao Vân mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.

20. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên năm 1917 là những ai?
A. Thái Phiên và Trịnh Văn Cấn.
B. Trịnh Văn Cấn va Lương Ngọc Quyến
C. Trần Cao Vân và Lương Ngọc Quyến
D. Trịnh Văn Cấn và vua Duy Tân.

21. Khởi nghĩa Thái Nguyên tan rã vào thời gian nào?
A. Ngày 31 - 8 - 1917.
B. Ngày 11 - 1 - 1918.
C. Ngày 31 - 1 - 1918.
D. Ngày 13 - 1 - 1918.

22. Âm mưu “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp bị giáng một đòn nặng nề bởi các sự kiện nào ở Việt Nam trong những năm 1908 đến 1917?
A. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Huế và binh lính Thái Nguyên.
B. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Trung và binh lính Thái Nguyên.
C. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Nam và binh lính Thái Nguyên.
D. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Quảng Nam và binh lính Thái Nguyên.
23. Trong các cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào dân tộc thiểu số chống thực dân Pháp, cuộc khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1916 đến năm 1917.
B. Từ năm 1916 đến năm 1918.
C. Từ năm 1918 đến năm 1922 .
D. Từ năm 1917 đến năm 1918.

24. Từ năm 1912 đến năm 1935 diễn ra cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc nào, ở đâu?
A. Đồng bào Thái, ở Tây Bắc.
B. Đồng bào Mông ở Lai Châu.
C. Đồng bào Nùng ở Quảng Bình.
D. Đồng bào Mơ-nông ở Tây Nguyên.

25. Phong trào Hội kín ở Nam Kì trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển mạnh nhất ở các tỉnh nào?
A. Biên Hoà, Long An, Bến Tre.
B. Bến Tre, Đồng Nai, Châu Đốc.
C. Biên Hoà, Bến Tre, Châu Đốc.
D. Bến Tre, Biên Hoà, Sóc Trăng.

26. Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là:
A. Nông dân và dân nghèo thành thị.
B. Công nhân và binh lính người Việt.
C. Nông dân và công nhân.
D. Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

27. Hãy hoàn thành nốt các câu sau đây cho đúng với những biến chuyển về kinh tế ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Toàn quyền Đông Dương tuyên bố …………………….
2. Chính quyền thực dân cố gắng khôi phục, duy trì, mở rộng nhiều cơ sở công nghiệp để bù đắp cho công nghiệp chính quốc phục hồi ……………..
3. Do chiến tranh, các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải của …………………

28. Nối thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
A B
1) Cuối năm 1914.
2) Ngày 28 - 9 - 1915.
3) Năm 1916
4) Năm 1917.
5) Ngày 31 - 8 - 1917.
6) Ngày 11- 1- 1918.
7) Năm 1914 - 1916.
8) Năm 1918 - 1922.
9) Năm 1912 - 1935.
10) Đêm 16 -11 -1918.
 
A. Ở vùng Đông Bắc, binh lính đồn Bồng Liêu nổi dậy, kéo theo đồng bào các dân tộc Hán, Nùng, Dao tham gia.
B. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên bùng nổ vào thời điếm này.
C. Khởi nghĩa Thái Nguyên tan rã.
D. Khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc.
E. Khởi nghĩa của đồng bào Mông ở Lai Châu.
F. Khởi nghĩa của đồng bào Mông ở Tây Nguyên.
G. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân.
H. Việt Nam Quang Phục hội chuyến hướng hoạt động trong nước.
I. Việt Nam Quang phục hội nổi dậy giết lính canh ở nhà tù Lao Bảo.
K. Khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên.
 

----------------------------------
ĐÁP ÁN

 
1. B 2. A 3. C 4. B 5. B
6. C 7. A 8. D 9. A 10. B
11. C 12. C 13. C 14. B 15. C
16. B 17. C 18. B 19. B 20. B
21. B 22. B 23. A 24. D 25. C
26. A  
Câu 27:
1. Việt nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức của, sức phục vụ cho “nước mẹ” tham chiến
2. Các ngành phục vụ cho chiến tranh
3. Người Việt Nam được củng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới
Câu 28: 1:H;  2:I; 3:G; 4:K; 5:B; 6:C; 7:D; 8:E; 9:F; 10:A

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây