© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 39: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Thứ ba - 19/05/2020 10:54
Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 39: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Có đáp án và hướng dẫn giải.
Câu 1. Là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương gì để cứu nước, cứu dân?
A. Chủ trương dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
B. Chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp.
C. Chủ trương thoả hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập.
D. Chủ trương phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội.

Câu 2. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là nước nào?
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Thái Lan.
C. Nhật Bản.

Câu 3. Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng một số dồng chí của mình thành lập hội Duy tân để làm gì?
A. Tập hợp đông đảo quần chúng thực hiện cuộc cải cách.
B. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
C. Đưa người Việt Nam sang Nhật học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 4. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông du của Phan Bội Châu là gì?
A. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.
B. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập đê chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam.
C. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.
D. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Câu 5. Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi đất nước Nhật vào thời gian nào?
A. Tháng 8 năm 1908.
B. Tháng 9 năm 1908.
C. Tháng 3 năm 1909.
D. Tháng 9 năm 1909.

Câu 6. Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập ra Việt Nam Quang Phục hội và thời gian nào?
A. Tháng 6 năm 1912.
B. Tháng 8 năm 1912.
C. Tháng 3 năm 1909.
D. Tháng 6 năm 1911.

Câu 7. Mục đích của tổ chức Việt Nam Quang Phục hội là gì?
A. Đánh đuổi thực dân Pháp, xoá bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
B. Đánh đuổi thực dân Pháp và chế độ phong kiến ở Việt Nam.
C. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân quốc Việt Nam.
D. Đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng nước Việt Nam hoà bình thống nhất.

Câu 8. Để đánh đuổi giặc Pháp bằng bạo lực cách mạng, Việt Nam Quang Phục hội đã thành lập tổ chức có tên gọi là gì?
A. “Việt Nam Quang Phục quân”.
B. “Việt Nam Cứu quốc quân.”
C. “Việt Nam Bạo lực quân”.
D. “Quang Phục quân”.

Câu 9. Trong quả trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách nào?
A. Tiến hành bạo động đánh đuối thực dân Pháp.
B. Nâng cao dân trí, dân quyền.
C. Thiết lập quan hệ ngoại giao đơn phương với Pháp để Pháp trao trả độc lập.
D. Câu A, B, C đều đúng.

Câu 10. Phan Châu Trinh dã đề cao phương chăm gì dối với nhản dân Việt Nam?
A. “Tự lực, tự cường”.
B. “Tự lực cánh sinh”.
C. “Tự lực khai hóa”.
C. “Tự do dân chủ”.

Câu 11. Phan Châu Trinh đã từng đi đến những đâu để vận động cải cách theo phương châm của mình?
A. Khắp Quảng Nam và các tỉnh Trung Kì.
B. Khắp các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
C. Khắp trong nước và nước ngoài.
D. Khắp Trung Quốc và Nhật Bản.

Câu 12. Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh:
A. Chống thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến mạnh mẽ.
B. Chống đi phu, đòi giảm sưu thuế.
C. Chống chính sách chia để trị của Pháp.
D. Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình ở Việt Nam.

Câu 13. Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh bùng nổ vào thời gian nào, khởi điểm của phong trào ở tỉnh nào?
A. Bùng nổ vào tháng 2 - 1908, khởi điểm ở Quảng Ngãi.
B. Bùng nổ vào tháng 3 - 1908, khởi điếm ở Quảng Nam.
C. Bùng nổ vào tháng 5 - 1908, khởi điểm ở Bình Định.
D. Bùng nổ vào tháng 3 - 1908, khởi điểm ở Phú Yên.

Câu 14. Điều nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình?
A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.
B. Đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường.
C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
D. Đều chủ trương gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 15. Trường Đông Kinh nghĩa thục ra đời vào thời gian nào, do ai làm Thục trưởng?
A. Vào tháng 2 - 1907, do Lương Văn Can làm Thục trưởng.
B. Vào tháng 5 - 1906, do Lương Văn Quyến làm Thục trưởng.
C. Vào tháng 3 - 1907, do Lương Văn Can làm Thục trưởng.
D. Vào tháng 4 - 1908, do Phan Châu Trinh làm Thục trưởng.

Câu 16. Chương trình học gồm các bài về dịa lý, lịch sử, khoa học thưởng thức, Bên cạnh hình thức mở trường, các nhà Nho tiến bộ còn tổ chức các buổi bình văn và xuất bản sách báo. Đó là hoạt động của tổ chức nào?
A. Hội Duy tân.
B. Cuộc vận động Duy tân.
C. Đông Kinh nghĩa thục.
D. Câu A và C đúng.

Câu 17. Tính chất tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục biểu hiện ở điểm nào?
A. Chống nền giáo dục cũ mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân.
B. Cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ).
C. Lên án phong tục, tập quán lạc hậu.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 18. Đông Kinh nghĩa thục đã phối hợp hoạt động vời tổ chức nào của Phan Bội Cháu dưới đây?
A. Việt Nam Quang Phục hội.
B. Phong trào Đông du.
C. Phong trào bạo động chống Pháp.
D. Phong trào tự lực khai hoá.

Câu 19. Đông Kinh nghĩa thục là một trường học và là một tổ chức cách mạng do các sĩ phu tiến bộ tổ chức để làm gì?
A. Hưởng ứng cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.
B. Đào tạo các sĩ phu văn thân yêu nước nhằm lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
C. Hưởng ứng cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản đầu thế kỉ XX.
D. Chống lại ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến ở Việt Nam.

Câu 20. Vào thời điểm nào Đông Kinh nghĩa thục chấm dứt hoạt động?
A. Đến tháng 12 năm 1907.
B. Đến tháng 11 năm 1908.
C. Đến tháng 11 năm 1907.
D. Đến tháng 8 năm 1907.

Câu 21. Vì sao dẫn đến vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội vào đầu thế kỉ XX?
A. Sự đối xử tàn tệ của thực dân Pháp đối với họ.
B. Sự bất bình trước chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam.
C. Sự giác ngộ của họ trước sự phát triển của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
D. Câu A và C đúng.

Câu 22. Vụ đầu độc binh lính Pháp tại Hà Nội cuối cùng bị thất bại nhưng nó đã thể hiện điều gì?
A. Tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của binh lính người Việt.
B. Ý thức dân tộc và khả năng tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của bộ phận người Việt đi lính cho Pháp.
C. Vai trò nòng cốt của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. Tính dân tộc và tính dân chủ đang bùng lên trong binh lính người Việt.

Câu 23. Những năm đầu thế kỉ XX, giữa Phan Bội Châu và Hoàng Hoa Thám đã có cam kết như thế nào?
A. Tổ chức vụ đầu độc binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
B. Cùng hưởng ứng cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. Khi nghĩa quân Yên Thế nổi dậy thì Viêt Nam Quang phục hội sẽ hưởng ứng.
D. Khi Trung Kì nổi dậy thì nghĩa quân Yên Thế sẽ hưởng ứng, phối hợp hành động.

Câu 24. Mặc dầu bị thất bại, khởi nghĩa Yên Thế thể hiện điều gì?
A. Khí phách đấu tranh của nhân dân Yên Thế.
B. Tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
C. Tinh thần yêu nước và sức mạnh tiềm tàng của nông dân Việt Nam.
D. Câu A, B, C đều đúng.

Câu 25. Ghi đúng ( Đ) hoặc sai ( S) vào ô trống đặt trước các câu dưới đây:
A. £  Sau khi bình định về quân sự, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
B. £  Trong quá trình khai thác mỏ ở nước ta, thực dân Pháp chú trọng nhiều nhất đến mỏ vàng.
C. £  Thực dân Pháp đặc biệt quan tâm việc xây dựng các ngành công nghiệp nặng ở nước ta.
D. £  Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp phục vụ cho sản xuất công nghiệp nặng.
E. £  Một bộ phận nông dân bị phá sản trở thành công nhân.
F. £  Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam có khoảng 5 vạn công nhân.

Câu 26. Điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây:
“Phong trào cải cách chính trị - văn hoá ở ..A… với những nhân vật như …..B…… tư tưởng của cách mạng ….C……  với những tác phẩm của …D…được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta; Cách mạng ….E….  nổ ra ở ….F… đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu việt Nam”.
Câu 27. Nối nội dung ở cột A cho phù hợp với cột B về quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
A B
1) Phan Bội Châu
2) Phan Châu Trinh
A. Là sĩ phu nổi tiếng đất Quảng Nam.
B. Người sáng lập ra tổ chức Việt Nam Quang Phục hội.
C. Lấy hiệu là Tây Hồ, sinh năm 1872.
D. Chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp.
E. Đã từng làm quan trong triều đình Huế nhưng rồi cáo quan về quê vào năm 1904.
F. Sang Nhật tham quan các trường học, khảo cứu tình hình giáo dục, chính trị của Nhật Bản.
G. Là người giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội.
 
-----------------------------  
ĐÁP ÁN
 
1. B 2. C 3. B 4. D 5. C
6. A 7. C 8. D 9. B 10. C
11. A 12. B 13. B 14. B 15. C
16. C 17. D 18. B 19. A 20. C
21. D 22. B 23. D 24. C  


Câu 25: A,E,F: Đúng 
B,C,D: Sai

Câu 26: A:Trung Quốc
B: Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi
C: Pháp
D: Rút-xô, Mông-te-xki-ơ
E: Tân Hợi (1911)
F: Trung Quốc

Câu 27: 1:B,D,F
2: A,C,E,F,G

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây