© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 37: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Thứ ba - 24/03/2020 12:47
Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 37: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, có đáp án.
1. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai
B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết.
C. Sau khi đánh chiếm Kinh thành Huế.
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.

2. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lưực Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu làm gì?
A. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
C. Bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì
D. Bắt đầu xúc tiến việc lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam.

3. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

4. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế đại diện là những ai mạnh tay hành dộng chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
B. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.
D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

5. Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến vào thời gian nào?
A. Ngày 20 tháng 7 năm 1885.
B. Ngày 02 tháng 7 năm 1885.
C. Ngày 13 tháng 7 năm 1885.
D. Ngày 17 tháng 3 năm 1885.

6. Trong giai đoan từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tường.
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Đoàn Địch.

7. Tiêu biểu nhất cho phong trào cần vương từ Thanh Hóa đến Phú Yên là phong trào nào?
A. Cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
B. Cuộc khởi nghĩa của Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi.
C. Cuộc nỗi dậy của Bùi Điền, Nguyễn Đức Nhuận.
D. Cuộc khởi nghĩa của Đào Đoàn Địch, Nguyễn Duy Cung.

8. Bộ chỉ huy của phong trào cần vương đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh nào?
A. Quảng Ngãi và Bình Định.
B. Quảng Nam và Quảng Trị.
C. Quảng Bình và Quảng Trị.
D. Quảng Bình và Hà Tĩnh.

9. Cuối năm 1888, do sự phản bội của ai, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc Pháp?
A. Của Nguyễn Quang Ngọc.
B. Của Tôn Thất Thuyết.
C. Của Trương Quang Ngọc.
D. Của Nguyễn Duy Cung.

10. Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu?
A. Ở Tuy-ni-di.
B. Ở An-giê-ri.
C. Ở Mê-hi-cô.
D. Ở Nam Phi.

11. Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh diễn ra ở vùng nào, do ai lãnh dạo?
A. Ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, do Cao Điền và Tống Duy Tân lãnh đạo.
B. Ở vùng rừng núi Nghệ An, do Cao Điền và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
C. Ở vùng rừng núi Quảng Bình, do Tống Duy Tân và Cao Thắng lãnh đạo.
D. Ở đồng bằng và trung du Thanh Hóa, do Phan Đình Phùng và Tống Duy Tân lãnh đạo.

12. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
A. Cao Điền và Tống Duy Tân lãnh đạo.
B. Tống Duy Tân và Cao Thắng lãnh đạo.
C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

13. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1886 đến năm 1888.
B. Từ năm 1887 đến năm 1888.
C. Từ năm 1886 đến nảm 1887.
D. Từ năm 1886 đến năm 1889.

14. Cứ điểm của khởi nghĩa Ba Đình được xây dựng ở đâu?
A. Ở Tân Sở Phòng tỉnh Quảng Trị.
B. Ở khắp các huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa.
C. Ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khuê thuộc Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
D. Ở Thung Voi, Thung Khoai tỉnh Thanh Hóa.

15. Chỉ huy khởi nghĩa Ba Đình là ai?
A. Tống Duy Tân và Hoàng Hoa Thám.
B. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
C. Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
D. Đinh Công Tráng và Cao Điền.

16. Dựa vào địa hình ở đâu, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp độc đáo?
A. Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khuê.
B. Ở Thung Voi, Thung Khoai tỉnh Thanh Hóa.
C. Ở Quảng Hóa và căn cứ Mã Cao.
D. Ở huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.

17. Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Ba Đình là gì?
A. Tấn công vào 500 quân Pháp đang đóng ở Ba Đình.
B. Tập hợp lực lượng gồm người Kinh, người Thái, người Mường để chống Pháp.
C. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch và tập kích vào các toán lính hành quân qua căn cứ Ba Đình.
D. Dùng hỏa lực liên tiếp dội vào quân địch.

18. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị thất bại vào thời gian nào?
A. Ngày 6 - 1 - 1887.
B. Ngày 15 - 1 - 1887.
C. Ngày 21 - 1 - 1887.
C. Ngày 22 - 2 - 1887.

19. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1885 đến năm 1887.
B. Từ năm 1887 đến năm 1889.
C. Từ năm 1885 đến năm 1892.
D. Từ năm 1885 đến năm 1888.

20. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do ai lãnh đạo?
A. Đinh Công Tráng.
B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng.
D. Đinh Gia Quế.

21. Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trong thời gian nào?
A.. Từ năm 1885 đến năm 1895.
B. Từ năm 1885 đến năm 1890.
C. Từ năm 1884 đến năm 1894.
D. Từ năm 1886 đến năm 1896.

22. Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai?
A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.
B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.

23. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, khởi nghĩa Hương Khê làm nhiệm vụ gì?
A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp.
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu.
D. Tất cả các nhiệm vụ trên.

24. Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực làm những việc gì cho khởi nghĩa Hương Khê?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự.
B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa.

25. Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ năm 1884 đến năm 1913.
B. Từ năm 1885 đến năm 1895.
C. Từ năm 1885 đến năm 1913.
D. Từ năm 1884 đến năm 1895.

26. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
A Công nhân.
B. Nông dân.
C. Các dân tộc sống ở miền núi.
D. Nông dân và công nhân.

27. Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân mở rộng hoạt động sang vùng nào?
A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhà Nam, Hữu Thượng.
B. Phủ Lạng Thương.
C. Tiên Lữ (Hưng Yên),
D Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương.

28. Trong giai doạn từ năm 1893 đến năm 1897, ai là lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế?
A Đề Năm.
B. Đề Thám.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Phan Đình Phùng.

29. Nghĩa quân Yên Thế hòa hoãn với thực dân Pháp trong thời gian nào?
A. Từ năm 1898 đến năm 1908.
B. Từ năm 1889 đến năm 1898.
C. Từ năm 1890 đến năm 1913.
D. Từ năm 1909 đến năm 1913.

30. Hãy nối địa danh ở cột B cho phù hợp với các nhân vật lịch sử ở cột A về phong trào cần vương sau đây:
A B
1) Mai Xuân Thưởng A. Quảng Ngãi
2) Lê Trung Đình B. Quảng Nam
3) Nguyễn Tự Tân C. Nghệ An
4) Nguyễn Duy Hiệu D. Hà Tỉnh
5) Trương Đình Hội E. Quảng Bình
6) Lê Trực F. Bắc Kì
7) Cao Thắng G. Bình Định
8) Đinh Công Tráng H. Thanh Hoá
9) Nguyễn Quang Bích I. Quảng Trị
10) Phan Đình Phùng  


------------------------------------
 ĐÁP ÁN

 
1. B 2. C 3. A 4. B 5. C
6. B 7. A 8. D 9. C 10. B
11. A 12. D 13. C 14. C 15. C
16. A 17. C 18. A 19. C 20. B
21. A 22. C 23. B 24. C 25. A
26. B 27. B 28. B 29. A  
Câu 30. 1G, 2A, 3A, 4B, 5I, 6E, 7D, 8H, 9F, 10D

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây